[2022] Textile art – nghệ thuật với kim chỉ vải là gì?

[2022] Textile art – nghệ thuật với kim chỉ vải là gì? – Khởi nguồn từ dệt may – một trong những ngành sản xuất thủ công đầu tiên và cơ bản nhất của con người, textile art giữ một vị trí then chốt trong nghệ thuật thủ công nghiệp của thế giới. Nhiều học viện về thời trang và mỹ thuật trên thế giới đã tách riêng bộ môn này như một khoa nghiên cứu độc lập. Vậy textile art là gì?

Textile art – nghệ thuật với kim chỉ vải là gì?

Textile art là một khái niệm khá rộng bao gồm những tất cả những khía cạnh trong thủ công và mỹ thuật công nghiệp sử dụng nguyên liệu chính là sợi gồm cả sợi có nguồn gốc tự nhiên (từ thực vật, động vật) và sợi tổng hợp nhân tạo để tạo ra các sản phẩm dệt may với mục đích trưng bày hoặc chú trọng giá trị thẩm mỹ hơn giá trị sử dụng.
Nếu nói như cách giải thích trong ngành dệt may và thiết kế thì một sản phẩm thuộc về nghệ thuật với kim chỉ vải (textile art) khi nó không hoàn toàn được xếp vào một mặt hàng may mặc, nội thất hay thời trang. Bao gồm nhiều chất liệu đa dạng, với kỹ thuật phong phú cả thủ công lẫn công nghiệp, nghệ thuật textile art chỉ xoay quanh việc truyền tải ý tưởng thông qua chất liệu sợi. Nhiều thành phần khác có thể được làm từ các vật liệu khác nhau nhưng sợi phải luôn là yếu tố chủ đạo và nổi bật.

Lịch sử của textile art

Các sản phẩm từ dệt may đã luôn là một bộ phận quan trọng của đời sống con người kể từ buổi bình minh của văn minh nhân loại. Lịch sử của nghệ thuật textile gắn liền với lịch sử của thương mại quốc tế, với cột mốc đầu tiên là sự hình thành và phát triển của con đường tơ lụa nối dài từ Trung Quốc, Ấn Độ sang châu Phi và châu Âu. Từ nhu cầu về các mặt hàng dệt xa xỉ trong suốt thời kỳ Trung Cổ và Phục Hưng cho đến cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trong lịch sử ( khởi nguồn từ cải cách kỹ thuật trong ngành dệt len của Anh), ngành dệt may từ sợi đã phát triển không ngừng đa dạng cả về chất liệu tạo sợi cho đến phương thức xử lý.
Từ textile bắt nguồn từ “texere” trong tiếng Latinh có nghĩa là “bện”, “tết” hay “xây dựng kết cấu”. Hình thức đơn giản đầu tiên của nghệ thuật textile là làm nỉ – sử dụng nhiệt độ cao và hơi ẩm làm bết dính các lớp lông động vật. Bên cạnh kỹ thuật đặc biệt này, phần lớn các sản phẩm dệt may truyền thống đều phải trải qua các công đoạn gia công như: tuốt, quay các nguyên liệu thô để tạo sợi; bện, thắt, hay dệt để tạo thành vải trước khi được cắt may để làm nên các bộ trang phục hay các sản phẩm nội thất.
Cho đến ngày nay, textile art là sự kết hợp hoàn hảo giữa các phương pháp tạo hình thủ công truyền thống như: khâu, đan , móc , may nhiều lớp với những công đoạn gia công chất liệu khác nhau : nhuộm, in vải, thêu, dệt và tạo ren khi áp dụng những tiến bộ về máy móc kỹ thuật và các phương tiện đồ họa hiện đại.

Một số phương pháp xử lý chất liệu hiện đại

Phương pháp may Shashiko

Các đường mũi may cơ bản,đơn giản , dễ thực hiện từ kĩ thuật này sẽ tạo những hoa văn mới lạ có thể áp dụng vào trong trang phục cũng như phụ kiện.

Một chút biến hóa với các mũi khâu đột và chất liệu len, dạ, phương pháp may đến từ Nhật Bản này có thể tạo nên những hoa văn siêu độc

Nhuộm Batik

Bạn có biết rằng tại các nước Đông Âu cứ mõi thứ 6 hẳng tuần thì người ta lại mặc trang phục nhuộm Batik . Batik như là một truyền thống, một giá trị văn hóa của họ. Bắt nguồn từ sáng tạo của những người dân bình thường, kỹ thuật nhuộm vải này dần dần các nhà thiết kế mới lấy ý tưởng từ đó đem vào trang phục như ngày nay.

Thiết kế kiểu Shibory

Đây là một trong những hình thức nhuộm trên vải đã và đang phổ biến nhất ở Nhật. Bằng cách hình thức kéo, cột, khâu, xoắn và nén… các cách thực hiện nhanh chóng nhưng kỹ thuật này cũng tạo được hiệu quả bất ngờ mang đầy tính sáng tạo của mỗi cá nhân.

Phương pháp tạo hình

Khâu, móc

Khâu và móc là hai phương pháp cơ bản nhất trong dệt may. Tuy nhiên, khi thách thức những quy tắc quen thuộc của dệt may, các nghệ nhân textile có thể tạo ra những sản phẩm biến hóa đầy bất ngờ.

Xếp nếp

Dù không còn là một kỹ thuật mới lạ trong thời trang, việc sử dụng các nếp gấp vải, xếp ly chưa bao giờ là một ý tưởng lỗi thời đặc biệt là trong việc tạo hình kết hợp giữa textile art và nghệ thuật sắp đặt installation art.

Thêu Tambour

Đây là kĩ thuật thêu tay, kết cườm tạo ra những trang phục mang giá trị cao. Tambour là kỹ thuật thêu phát triển đầu tiên ở Pháp, sử dụng kim với đầu móc để tạo hình móc xích (tambour chain stitch) hoặc đính hạt (tambour beading) trên tấm vải thưa được căng trên khung.

Được phổ biến hầu như trên khắp thế giới, kỹ thuật thêu Tambour ngày nay lại có những đặc điểm khác biệt ở mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ. Ví dụ như ở Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, kim loại dát mỏng thành sợi thường được thay thế cho chỉ sợi thông thường. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, những sản phẩm thêu tambour chỉ được dùng chủ yếu trong đời sống tâm linh của các hộ gia đình như: tấm khăn trải bàn, trải thảm dịp lễ, quần áo mặc khi cầu nguyện,… Còn người dân ở Peru lại sử dụng những đường thêu móc xích Tambour như một bước gia công thô.

Thắt nút Macrame

Kĩ thuật thắt nút Macrame là cách xử lý chất liệu cói, đay nhằm tạo ra hoa văn mạng phong cách mạnh mẽ. không chỉ áp dụng trong thiết kế thời trang mà cả trong nội thất, kĩ thuật mới đã đem lại nguồn cảm hứng lớn cho các mẫu thiết kế phong phú về ý tưởng cũng như chất liệu.

Nghệ thuật chần vải quilting

Quilting hay nghệ thuật chần vải là một phương thức tạo hình độc đáo trong textile art khởi đầu từ nghề thủ công truyền thống rất đặc trưng dành riêng cho phụ nữ và rất phát triển ở Mỹ.
Việc chần vải, tức là may ghép các tấm vải vụn lại thành một tấm vải hay chăn lớn, bắt nguồn từ việc những người dân di cư đến Mỹ gặp khó khăn trong việc chuyên chở vải vóc, vốn dày và nặng, nên họ nghĩ đến việc giữ lại các tấm vải may thừa và ghép chúng lại.

Thế kỉ 20 được cho là thế kỉ của nghệ thuật chần vải ở Mỹ, khi các tấm vải chần bắt đầu trở thành các tác phẩm nghệ thuật thực sự, thể hiện bàn tay khéo léo, tỉ mỉ cùng với sức sáng tạo tuyệt vời của những người nghệ nhân. Một tấm vải chần công phu có thể mất cả tháng hoặc một năm để hoàn thành. Về phong cách thì rất đa dạng, người ta có thể thêu hoa, thêu tên trên các tấm vải, hoặc tạo thành một bức tranh tả cảnh đồng quê, con người, hoặc chỉ đơn giản ghép các tấm vải nhiều màu sắc hoặc cùng tông màu với nhau lại tạo nên một ấn tượng trực quan.

 

Thêu appliqué

Appliqué có thể dịch nôm na là thêu đính. Đây là kỹ thuật sử dụng việc gắn những miếng nhỏ vào một tấm vải lớn hơn với màu sắc và kết cấu đối lập. Những trang phục thêu đính là một biểu hiện nghệ thuật và văn hóa quan trọng ở Benin, Tây Phi, đặc biệt là xung quanh Abomey, nơi những trang phục thêu Appliqué đã trở thành một nét truyền thống kể từ thế kỷ 18 dưới thời vương quốc Danhome.

Người Mỹ đã du nhập kỹ thuật thêu Appliqué này và áp dụng rộng rãi vào trong phương thức chần vải quilting của mình. Điểm đặc biệt của kỹ thuật thêu đính chính là ở mặt trái của các mũi thêu cũng hoàn hảo không kém gì so với mặt trước, thích hợp tạo ra những sản phẩm có thể lộn trái.

Mixed media

Mixed media có thể được hiểu là phương thức pha trộn nhiều kỹ thuật trong nghệ thuật textile như khâu, dệt, nhuộm, in, thậm chí là ăn mòn hóa học với các kỹ năng chụp ảnh và xử lý hình ảnh. Các sản phẩm mixed media này có thể được xem là sự giao thoa giữa nghệ thuật với kim chỉ vải textile art và nghệ thuật thị giác visual art.

Tổng kết

Học May hy vọng bạn đọc có thể tìm hiểu được nhiều thông tin bổ ích từ các bài viết của chúng tôi. Chúc bạn đọc một ngày tốt lành!

Rate this post

Bài viết liên quan