Nghệ thuật Textile art – Ứng Dụng Nghệ Thuật Trong Thời Trang May Mặc

Textile art là một trong những loại hình nghệ thuật lâu đời nhất trong nền văn minh nhân loại. Khởi nguồn từ dệt may – một trong những ngành sản xuất thủ công đầu tiên và cơ bản nhất của con người, textile art giữ một vị trí then chốt trong nghệ thuật thủ công nghiệp của thế giới. Nhiều học viện về thời trang và mỹ thuật trên thế giới đã tách riêng bộ môn này như một khoa nghiên cứu độc lập. Vậy textile art là gì ?

Textile art là một khái niệm khá rộng bao gồm những tất cả những khía cạnh trong thủ công và mỹ thuật công nghiệp sử dụng nguyên liệu chính là sợi gồm cả sợi có nguồn gốc tự nhiên (từ thực vật, động vật) và sợi tổng hợp nhân tạo để tạo ra các sản phẩm dệt may với mục đích trưng bày hoặc chú trọng giá trị thẩm mỹ hơn giá trị sử dụng.

Bạn đang xem  bài viết: Nghệ thuật Textile art – Ứng Dụng Nghệ Thuật Trong Thời Trang May Mặc

Lịch sử của textile art

Loại hình nghệ thuật này bắt nguồn từ thời tiền sử. Lúc mới thành lập, nó không tập trung nhiều vào mặt thẩm mỹ, mà vì mục đích thực tế, như quần áo hay chăn để giữ ấm. Các nhà nhân chủng học ước tính rằng  nghệ thuật này xuất hiện từ 100.000 đến 500.000 năm trước. Khi thời gian trôi qua và các nền văn hóa thời đại đồ đá mới ổn định, hàng dệt trở nên ngày càng phức tạp.

Sợi bông - Wikiwand
Textile art Ấn Độ vào cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19. (Ảnh: Wikipedia)

Từ textile bắt nguồn từ “texere” trong tiếng Latinh có nghĩa là “bện”, “tết” hay “xây dựng kết cấu”. Hình thức đơn giản đầu tiên của nghệ thuật textile là làm nỉ, sử dụng nhiệt độ cao và hơi ẩm làm bết dính các lớp lông động vật. Bên cạnh kỹ thuật đặc biệt này, phần lớn các sản phẩm dệt may truyền thống đều phải trải qua các công đoạn gia công như: tuốt, quay các nguyên liệu thô để tạo sợi, bện, thắt, hay dệt để tạo thành vải trước khi được cắt may để làm nên các bộ trang phục hay các sản phẩm nội thất.

Lịch sử của nghệ thuật textile gắn liền với lịch sử của thương mại quốc tế, với cột mốc đầu tiên là sự hình thành và phát triển của con đường tơ lụa nối dài từ Trung Quốc, Ấn Độ sang châu Phi và châu Âu. Từ nhu cầu về các mặt hàng dệt xa xỉ trong suốt thời kỳ Trung Cổ và Phục Hưng cho đến cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trong lịch sử.

Cho đến ngày nay, textile art là sự kết hợp hoàn hảo giữa các phương pháp tạo hình thủ công truyền thống như: khâu, đan, móc, may nhiều lớp với những công đoạn gia công chất liệu khác nhau: nhuộm, in vải, thêu, dệt và tạo ren khi áp dụng những tiến bộ về máy móc kỹ thuật và các phương tiện đồ họa hiện đại.

Xem thêm bài viết: Những bí mật hay ho cần phải biết về Zara

Một số ứng dụng nghệ thuật trong thời trang may mặc:

Phương pháp may, thêu Sashiko

Sashiko là một hình thức thêu dân gian Nhật Bản, sử dụng một hình thức khâu để tạo ra một nền mẫu. Hình thức thêu này cũng rất phổ biến trong quilting (kỹ thuật chần vải). Từ tiếng Nhật Sashiko có nghĩa là đâm nhẹ và chỉ các mũi khâu nhỏ được sử dụng trong loại hình thêu này.

Sashiko - Nghệ thuật trong những đường thêu của người Nhật Bản | Báo Dân trí

Sản phẩm ứng dụng phương pháp thêu Sashiko

Cảm hứng cho thiết kế sashiko truyền thống thường xuất phát từ thiên nhiên, như đám mây, sóng nước, hoa và lá. Các kiểu dáng cũng có thể có hình học rất đặc trưng với các đường kẻ, các ngôi sao, hình vuông, hình tam giác và hình tròn. Thiết kế Tessellating – lặp lại các hình dạng được lồng vào nhau – cũng là các mô típ phổ biến trong thêu sashiko.

Nghệ thuật nhuộm vải Shibori

Shibori là kỹ thuật nhuộm của Nhật Bản, đây là một kỹ thuật độc đáo, tạo hoa văn dựa trên các kiểu buộc, thắt, vắt hoặc xoắn vải sau đó nhúng vải vào trong thuốc nhuộm. Theo các tài liệu, kỹ thuật shibori này có thể du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản từ thế kỷ thứ 8.

Tự nhuộm vải ở nhà theo phương pháp Shibori - caza.vn
Nghệ thuật nhuộm vải Shibori

Cho đến năm 1981, có đến hơn 50 kỹ thuật nhuộm Shibori tại Nhật Bản, nhưng cho đến ngày nay nhiều kỹ thuật đã bị mai một. Nếu có dịp đến Tokyo, bạn có thể đến Viện bảo tàng kỹ thuật nhuộm Shibori để tìm hiểu thêm về ngành nghề thủ công truyền thống này.

Đến với thế giới Shibori, bạn sẽ hiểu rằng sự sáng tạo là quá trình vô cùng thú vị. Chỉ với một chút biến hóa, một chút khéo léo và thả cho tâm trí bay bổng, kết quả có được là vô tận. Kỹ thuật Shibori mang đến những hoa văn vô cùng độc đáo trên bề mặt vải, để từ đó bạn có thể tạo nên những bộ trang phục hay những sản phẩm thủ công độc nhất vô nhị.

Nhuộm Batik

Nghề làm vải batik thủ công hàng trăm tuổi - VnExpress Du lịch
Vải batik. Nguồn ảnh: migolatravel

Nghệ thuật Batik đã xuất hiện từ hơn 2500 năm trước ở Viễn Đông, Trung Đông, Trung Á, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia… Dù không phải là nơi sản sinh ra Batik nhưng Indonesia được coi là quốc gia của Batik, nơi mà nghệ thuật Batik đạt đến đỉnh cao. Vải Batik được coi là một sản phẩm thương hiệu quốc gia Indonesia trên thế giới.

Trước đây, màu truyền thống thường được sử dụng trong nghệ thuật Batik là những gam màu đơn điệu như nâu, chàm bởi những màu này dễ dàng chiết xuất từ thiên nhiên. Batik ngày nay có đủ các sắc màu, các chất liệu khác nhau. Họa tiết sử dụng trang trí trên vải Batik cũng rất đa dạng và phong phú, từ đơn giản như các họa tiết hình học cho đến những họa tiết phức tạp như cỏ cây, hoa lá, muông thú và cả con người, phong cảnh.

Ngày nay, việc làm những tấm vải batik thủ công không còn phổ biến như thời kỳ trước do tác động của kỹ thuật in hiện đại. Batik thực sự là một nghệ thuật truyền thống dân gian cần được giữ gìn và phát huy.

Xem thêm bài viết: Hermès Lịch Sử Hình Thành

Nghệ thuật đan và móc

Đan móc cơ bản: 3 cách móc vòng tròn Ma thuật
Nghệ thuật đan móc

Đan và móc là hai kỹ thuật rất phổ biến trong hàng dệt may. Với hai phương pháp này, các sản phẩm được tạo lên bởi những sợi len bằng việc sử dụng que đan hoặc que móc tạo thành các mũi đan lại với nhau mà người thợ có thể thỏa sức sáng tạo với sản phẩm của mình. Các sản phẩm phổ biến của loại hình nghệ thuật này là áo len, khăn, chăn. Ngoài ra nó cũng được sử dụng rất nhiều cho việc làm đồ trang trí, quà tặng…


Một không gian vui chơi cho trẻ ứng dụng bởi nghệ thuật đan và móc.
Nguồn ảnh: theiff.org

Nghệ thuật tạo hình trên mặt vải

Có rất nhiều định nghĩa về kỹ thuật này, tuy nhiên ta có thể hiểu nôm na rằng: Nghệ thuật tạo hình trên mặt vải là những ý tưởng sáng tạo về cách thức thay đổi hình dạng và sự cảm nhận về mặt vải với kim và chỉ. Khi thực hiện, người ta sẽ dùng kim chỉ kết nối các điểm trên vải (đã được tính toán trước) để biến đổi cấu trúc vải, hoặc trang trí thêm, làm phồng mặt vải. Kỹ thuật này giúp bạn tạo những nếp nhăn nghệ thuật, đường gấp, gợn sóng, làm phồng, biến đổi một mảnh vải thông thường thành một tác phẩm với kiểu sắp xếp tinh túy trên từng cm vải.


Một số trang phục ứng dụng nghệ thuật tạo hình trên mặt vải

Hầu hết các kỹ thuật đỉnh cao này xuất hiện từ rất lâu, xuyên suốt lịch sử của vải vóc, và nghệ thuật này đang trở lại và xuất hiện ngày càng nhiều trên những sản phẩm. Đối với những nhà nghiên cứu và thiết kế bề mặt chất liệu vải, những phương pháp cơ bản cần biết là gathering (xếp nhún), pleating (xếp li), tucking (gấp nếp)…

Bộ sưu tập phụ kiện của Tamara Anna Efrat áp dụng nhiều kỹ thuật xử lý bề mặt chất liệu, cụ thể là vải nỉ, vải bố, vải canvas.

Kỹ thuật thêu Tambour

“Tambour” trong tiếng Pháp có nghĩa là “cái trống” vì khi thêu đính kỹ thuật này thường sử dụng một cái khung có hình dáng tương tự. Khung thêu có tác dụng cố định vải, chúng có thể hình tròn hoặc chữ nhật.

Kỹ thuật thêu Tambour

Vào năm 1810, khi kỹ thuật “Tambour embroidery” gia nhập vào vùng Lunéville của Pháp, nó nhanh chóng được đón nhận bởi có thể gia tăng tốc độ mà vẫn mang lại hiệu quả tuyệt vời. Các hạt cườm, đá hay sequins được thêm vào vào cuối thế kỷ 19. Thị trấn Lunéville cũng được biết đến là nơi thịnh hành và phát triển kỹ thuật này.

Đường diềm trang trí với họa tiết thêu Tambour của một chiếc váy dạ hội Thổ Nhĩ Kỳ truyền thống

Kỹ thuật “Tambour Embroidery” vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay, nhất là với haute couture bởi các nhà mốt như Chanel, Elie Saab, Dior, Ralph & Russo, Zac Posen… để tạo các họa tiết đặc trưng hoặc các loại phụ kiện. Mặc dù tiêu tốn rất nhiều thời gian, quá trình thực hiện thủ công đã mang đến những kiệt tác độc nhất vô nhị và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, điều mà các thiết kế vẫn cố gắng vươn đến.

Xem thêm bài viết: biểu đô nguyên liệu may

Nghệ thuật thắt nút Macrame

Nghệ thuật thắt nút Macrame

Xuất hiện từ thế kỷ 13 bởi những người thợ dệt Ả Rập, nghệ thuật Macrame còn được gọi bằng các tên khác như “ Fringes” hay “Migramah” nghĩa là vật trang trí trên lưng ngựa hoặc lạc đà đề bảo vệ chúng khỏi sự tấn công của các đàn ruồi tại sa mạc Bắc Phi.

Một số giả thuyết khác thì cho rằng Macrame có nguồn gốc từ đất nước Thổ Nhĩ Kì và có tên gốc là “Makrama” – kỹ thuật xử lý phần thừa ở đầu của các mảnh vải sau khi dệt để hạn chế việc bung rách.

Kĩ thuật thắt nút Macrame là cách xử lý chất liệu cói, đay nhằm tạo ra hoa văn mạng phong cách mạnh mẽ. không chỉ áp dụng trong thiết kế thời trang mà cả trong nội thất, kĩ thuật mới đã đem lại nguồn cảm hứng lớn cho các mẫu thiết kế phong phú về ý tưởng cũng như chất liệu.

Macrame cũng có giai đoạn rơi vào tình trạng suy thoái cho đến khi nó trở lại và thịnh hành dưới thời kì trị vì của nữ hoàng Anh Victoria thế kỷ 19. Macrame có thể được tìm thấy trong trang phục của các nhân vật được điêu khắc tại Ibiza, Mayfair London, Café Gijon của Madrid, đài phun nước Trevi, đại lộ St Michel…

Hiện nay, Macrame trở thành một trong những nghề thủ công và là nghệ thuật sáng tạo tại Châu Âu và các nút thắt Macrame có thể gặp ở mọi nơi từ chụp đèn, dây chuyền, vòng đeo tay, quần áo, túi xách, rèm treo tường…

Sản phẩm trong một bộ sưu tập thời trang đi biển của GucciN

Nghệ thuật chần vải quilting

Quilting là kỹ thuật chần vải có nguồn gốc từ Mỹ qua nhiều thế kỉ. Quilting, tức là may ghép các tấm vải vụn lại thành một tấm vải hay chăn lớn. Việc này bắt nguồn từ việc những người dân di cư đến Mỹ gặp khó khăn trong việc chuyên chở vải vóc, vốn dày và nặng, nên họ nghĩ đến việc giữ lại các tấm vải may thừa và ghép chúng lại.


Nghệ thuật chần vải quilting

Các tấm vải chần thường được sử dụng làm ga giường, ga gối, và đôi khi dùng làm vải treo tường. Với nhiều lớp vải chần hoặc thậm chí lót bông, các tấm chăn, ga gối quilting có khả năng chống lạnh rất tốt.

Lịch Sử Hình Thành Của Nghệ Thuật Vải Ghép Quilting • Chuanshui
Ứng dụng nghệ thuật chần vải quilting vào ga giường. Nguồn ảnh: Amazon.com

Kỹ thuật ghép vải trong quilting rất đa dạng, thể hiện quan điểm, khiếu thẩm mỹ và sự sáng tạo của mỗi người thợ. Chính bởi sự sáng tạo và vẻ đẹp độc đáo, duy nhất của mỗi tác phẩm, quilting giờ đây đã trở thành một môn nghệ thuật.

Phương pháp thêu Appliqué

Appliqué là một trong những kỹ thuật khá được yêu thích trong quilting, nôm na được hiểu là “thêu đính” hay áp vải. Những trang phục thêu đính là một biểu hiện nghệ thuật và văn hóa quan trọng ở Benin, Tây Phi, đặc biệt là xung quanh Abomey, nơi những trang phục thêu Appliqué đã trở thành một nét truyền thống kể từ thế kỷ 18 dưới thời vương quốc Danhome.

Hướng dẫn kit thêu tranh mèo | Tiệm Tạp Hóa Nhà May
Phương pháp thêu Appliqué. Nguông ảnh: lasablonnaise

Đây là kỹ thuật sử dụng việc gắn những miếng vải nhỏ hơn vào một tấm vải lớn với màu sắc và kết cấu đối lập hoặc tạo thành các bức tranh. Kỹ thuật Appliqué đã được áp dụng rộng rãi trong quilting.

Nghệ thuật Mixed media

Mixed media có thể được hiểu là phương thức pha trộn nhiều kỹ thuật trong nghệ thuật textile như khâu, dệt, nhuộm, in, thậm chí là ăn mòn hóa học với các kỹ năng chụp ảnh và xử lý hình ảnh. Các sản phẩm mixed media này có thể được xem là sự giao thoa giữa nghệ thuật với kim chỉ vải textile art và nghệ thuật thị giác visual art.

Tranh phong cảnh Hà Nội "Màu thời gian", họa sĩ Nguyễn Mai Long – Thế giới Hội họa
Một mẫu thiết kế bìa sách vải đậm nét mixed media

Tổng kết

Trên đây là thông hợp những thông tin về nghệ thuật Textile art Ứng Dụng Nghệ Thuật Trong Thời Trang May Mặc mà hocmay.vn đã gửi tới bạn đọc, Những kiến thức may mặc mà mình đem lại sẽ giúp bạn có nhiều cái tổng quan hơn về ngày may mặc

Rate this post

Bài viết liên quan