Top 25 cuốn sách nên đọc nhất về Quản trị kinh doanh 2022 (Phần 1)

Những cuốn sách mới về việc kinh doanh hiệu quả hơn không ngừng được xuất bản. Rất nhiều quyển đi dần vào quên lãng, nhưng dưới đây là 25 cuốn sách đã thay đổi cách tư duy của chúng ta về quản trị – từ cuốn sách mẫu mực “Chiến thắng bạn bè và gây ảnh hưởng tới người khác như thế nào” cho tới những tập sách có tính đột phát như “Tiếp thị du kích” và những cuốn nhỏ gọn như “Nhà quản lý một phút”. Bài viết do Megan Gibson (phóng viên tạp chí Time) tuyển chọn. Hãy cùng Học May tìm hiểu về những cuốn sách này nhé!

Bạn đang xem bài viết: Top 25 cuốn sách nên đọc nhất về Quản trị kinh doanh 2022 (Phần 1)

1. The Age of Unreason

(Thời của những điều phi lý, 1989), tác giả: Charles Handy

Cuốn sách xuất bản năm 1989 của Handy là một ví dụ hùng hồn của lối tư duy về kinh doanh được biết đến như vượt trên các khuôn khổ truyền thống. Handy lúc đó là giáo sư thỉnh giảng tại Trường Kinh doanh Luân Đôn. Ông mô tả những thay đổi to lớn trong xã hội đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày và tại nơi làm việc. Trong hàng loạt sự chuyển đổi, những công nghệ mới và việc cắt giảm những vị trí làm việc toàn thời gian, đòi hỏi phải từ bỏ những quy luật được thiết lập từ lâu và thử nghiệm những cách làm việc, hợp tác mới. Cuốn sách của Handy chỉ thực sự được công nhận hàng thập niên sau đó khi Internet phát triển, truyền thông rộng khắp, outsourcing (thuê ngoài) tăng cường và truyền thông đa phương tiện xã hội bùng nổ. Tầm nhìn tiên tri kỳ diệu của ông đã được chứng thực.

2. Built to Last

Successful Habits of Visionary Companies (Xây dựng để trường tồn: Những thói quen thành công của các công ty chiến lược, 1994), các tác giả: Jim Collins và Jerry Porras

Một cuộc thăm dò có tính bước ngoặt về 18 công ty “có tầm nhìn xa rộng” nhằm tìm hiểu xem yếu tố nào đã tạo nên sự khác biệt của những người khổng lồ thành công như Disney, 3M, và Sony. Jerry Porras, giáo sư về kinh doanh tại Stanford và Jim Collins, tác giả cuốn “Từ Tốt đến Vĩ đại” đã khám phá ra rằng, trái với các quan niệm thường thấy, những công ty loại bỏ các đối thủ khỏi cuộc chơi thường không mấy khi có những người lãnh đạo quyến rũ hay những trọng tâm kiên định. Thay vào đó, văn hóa công ty mạnh là điểm chung của họ. Nói một cách khác, những người xuất chúng được tuyển dụng và có môi trường để phát triển. Điều này hiện nay không còn quá mới mẻ, nhưng vào cuối thập niên 90 cuốn sách đã khiến nhiều người ngạc nhiên.

3. Competing for the Future

(Cạnh tranh vì Tương lai, 1996), tác giả: Gary Hamel và C.K. Prahalad

Khi khẳng định cuốn sách của họ “cung cấp những công cụ và khái niệm cần thiết trong các cuộc cách mạng tương lại khi phải đối mặt với những người bảo hộ cho quá khứ”, các tác giả Hamel và Prahad tranh luận bảo vệ một quan niệm rộng hơn về chiến lược kinh doanh – một định nghĩa khác đã trở thành một sự thật được công nhận. Họ chỉ ra rằng hoạch định chiến lược là việc luôn cần làm, không chỉ là những khoảnh khắc gián đoạn thận trọng so với hoạt động kinh doanh thông thường của công ty; việc hoạch định chứa định cả cảm xúc, ý nghĩa và có mục đích, chứ không chỉ mang tính phân tích. Và xung lượng này của mọi thành viên trong tổ chức cần được ấp ủ và nuôi dưỡng, chứ không chỉ ưu tiên những nhà chiến lược và các cố vấn. Một trong các bài học chính là những nhà quản lý điều hành cần tích cực nuôi dưỡng những “năng lực thiết yếu” của công ty họ để dự báo – và không phải thuần túy thích nghi với – những thay đổi.

4. Competitive Strategy

Techniques for Analyzing Industries and Competitors (Chiến lược cạnh tranh: Kĩ thuật để phân tích các ngành công nghiệp và đối thủ cạnh tranh, 1980), tác giả: Michael Porter

Trong ba thập kỷ, cuốn sách Chiến lược cạnh tranh của Michael Porter là điểm khởi đầu cho những nhà quản lý muốn tối đa hóa lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh. Giáo sư tại Trường Kinh doanh Harbard nêu ra năm nguồn lực cạnh tranh cơ bản, theo đó ông cô đọng và đơn giản hóa sự cạnh tranh trong công nghiệp hết sức phức tạp. Những điểm này vẫn giữ nguyên giá trị đến ngày nay. Với những công cụ từng bước hỗ trợ các nhà quản lý lựa chọn những ngành mới để khởi nghiệp, dự đoán sự phát triển của ngành, và nhận biết “những tín hiệu thị trường” từ các đối thủ cạnh tranh, Porter đã bóc tách ba yếu tố cạnh tranh chung – chi phí, sự khác biệt và trọng tâm – tối quan trọng để giúp các nhà quản lý điều hành và tiến hành phân tích các đối thủ cạnh tranh.

5. Emotional Intelligence

(Trí thông minh xúc cảm, 1995), tác giả: Daniel Goleman

Tác giả cuốn sách đặt ra câu hỏi rằng những yếu tố nào mới thực sự quan trọng khi những cá nhân có IQ cao chật vật còn những người có mức IQ trung bình lại thành công ngoài mong đợi?” Những phẩm chất như khả năng tự kiềm chế, sự kiên định và động lực được cho là thuộc về trí thông xúc cảm (EQ). Nếu không có những phẩm chất này, Goleman viết, sự nghiệp có thể lao đao một cách không cần thiết khi đứng trước khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, theo ông, hy vọng vẫn còn, bởi “Bản tính không phải là số phận”. Tác giả giải thích cách thức để tăng cường EQ thông qua giáo dục tâm lý. Những ý tưởng đầy sức thuyết phục từ đó đã trở thành một phương tiện đánh gái và nuôi dưỡng hành vi và kỹ năng quản lý của nhân viên.

6. The E-Myth Revisited

Why Most Small Business Don’t Work and What to Do about It (Bàn lại về bí ẩn kinh doanh: Vì sao hầu hết mô hình kinh doanh nhỏ không có hiệu quả và giải pháp, 1985), tác giả: MichaelE. Gerber

Sách hướng dẫn quản lý mô hình kinh doanh nhỏ của Gerber thường được coi là một thành công ngầm, nhưng niềm đam mê xuất phát từ đó đã lớn mạnh hơn cả định nghĩa thông thường về sự sùng bái. Khái niệm bí ẩn kinh doanh trong tiêu đề sách đề cập tới giả định quen thuộc – và thường ẩn chứa thảm họa – rằng một người xuất chúng khi giải quyết các vấn đề kỹ thuật hoặc hoạt động của doanh nghiệp sẽ hiển nhiên thành công khi điều hành doanh nghiệp đó. Gerber bóc tách bí ẩn này khi chứng minh rằng, bên cạnh việc là một kỹ thuật viên, một người chủ doanh nghiệp thành công cần phải là một người quản lý hiệu quả (xuất chúng về việc hệ thống hóa các hoạt động mang lại lợi nhuận của công ty) và dám chấp nhận rủi ro (có tầm nhìn về tương lai của công ty).

Xem thêm: Hướng dẫn làm chủ cách may một số kiểu xếp ly thông dụng 2022

7. The Essential Drucker

(Tinh hoa quản trị, 2001), tác giả: Peter Drucker

Trong suốt sự nghiệp gần 60 năm cho tới khi qua đời năm 2005 ở tuổi 95, Peter Drucker đã một mình sáng tạo ra lĩnh vực lý thuyết quản lý. Vào nửa sau của thế kỷ 20, ông là nhà hiền triết được các CEO siêu sao tìm đến, tư vấn cho tất cả mọi người từ Alfred Sloan tới Andy Grove. Và không phải kiểu hiền triết mơ hồ, đầy càm hứng nhưng toàn đề xuất những giải pháp thiếu thực chất mà ta thường thấy ngày nay.

Drucker không có thời gian để bàn luận và ai đã lấy mất miếng pho-mát của bạn, và cái nhìn thấu đáo của ông khác biệt ở chỗ vừa sáng rõ vừa phản đối mạnh mẽ các quan niệm thông thường – và, thường xuyên đi trước thời đại của ông tới một thế hệ. Chỉ một ví dụ: Ông nói về sự trỗi dậy và tầm quan trọng của “những công nhân tri thức” trong thập niên 70, khi khái niệm này chỉ trở thành quen thuộc trong ngôn ngữ hàng ngày 2 thập niên sau đó. Trong 30 cuốn sách cần phải lựa chọn, có lẽ sẽ là khôn ngoan hơn cả khi bắt đầu với Drucker thiết yếu, một tuyển tập 26 truyện do Drucker tự lựa chọn và xuất bản năm 2001 để phác họa một cách toàn diện nhất công việc trong suốt cuộc đời ông.

8. The Fifth Discipline

The Art and Practice of the Learning Organization (Nguyên lý thứ năm: Nghệ thuật và thực hành về tổ chức không ngừng học tập, 1990), tác giả: Peter Senge

Thông thường một cuốn cẩm nang quản lý bao gồm bài nghiên cứu các trường hợp điển hình và phân tích dữ liệu. Sự giác ngộ đến với Peter Senge một sáng khi đang ngồi thiền, được đưa vào và phát triển trong cuốn sách. Senge đã thành lập Trung tâp Học tập tổ chức tại Trường quản lý Sloan của MIT, đã phát triển năm môn học thiết yếu của một “tổ chức không ngừng học tập” đích thực, là một tổ chức liên tục hoàn thiện (và giữ vững tính cạnh tranh) bằng cách giúp các thành viên học tập. Bốn môn học đầu tiên tập trung vào việc phát triển trọng tâm cá nhân, xây dựng một tầm nhìn chung và giao tiếp trong nhóm. Nhưng trái tim của cuốn sách nằm ở Môn học thứ năm, có tên là “tư duy hệ thống”, bao gồm việc phân tích hệ thông phức tạp các mối quan hệ trong một tổ chức và loại bỏ các rào cản đối với việc học tập đích thực.

9. First, Break All the Rules

(Trước hết hãy phá vỡ mọi luật lệ, 1999), tác giả: Marcus Buckingham và Curt Coffman

Cuốn sách Trước hết hãy phá vỡ mọi luật lệ khuyến khích các nhà quản lý cá nhân hóa và tránh xa các kỹ năng lãnh đạo truyền thống, áp dụng cho tất cả các tình huống. Là những cố vấn Gallup, Buckingham và Coffman kết luận từ hơn 80.000 cuộc phỏng vấn để khẳng định rằng những nhà quản lý giỏi nhất luôn là những người có “bản tính cách mạng”, chọn lựa những người phù hợp cho những vai trò phù hợp – và để họ tự hoàn thành công việc một cách xuất sắc. Một số lời khuyên khác trong cuốn sách: hay đối xử với nhân viên như từng cá thể; hãy cụ thể hóa kết quả, đừng cụ thể hóa quá trình; và tập trung vào những điểm mạnh của nhân viên thay vì bận tâm tới những khuyết điểm của họ.

10. The Goal (Mục đích, 1984)

tác giả: Eliyahu Goldratt

Cuốn sách Mục đích của tác giả Eliyahu Goldratt khác với những giáo trình về quản trị kinh doanh ở ít nhất hai điểm. Thứ nhất, Goldratt không sở hữu một nhà máy lớn, không phải là giáo sư trường kinh doanh hay tư vấn viên, ông là nhà vật lý học. Thứ hai, Mục đích là một cuốn tiểu thuyết. Xoay quanh câu chuyện về nhà quản lý sản xuất tên là Alex Rogo, người có ba tháng để vực dậy một xưởng sản xuất thua lỗ, kém hiệu quả, Mục đích bàn về “Lý thuyết về Sự ràng buộc”, trên hết chứa đựng hàm ý của câu thành ngữ “Một chiếc ghế chỉ vững như mối nối yếu nhất của nó”; và tập trung vào những điểm nút, những cản trở trong việc cải thiện năng suất lao động. Rogo sử dụng phương pháp của Socrates để hàn gắn cuộc hôn nhân của anh, và sau đó áp dụng nó vào đội ngũ nhân viên, dần vạch ra những bước để giải quyết các vấn đề của nhà máy. Mục đích được xuất bản lần đầu vào năm 1984, và cuốn sách được tái bản lần thứ ba nhân dịp kỷ niệm 20 năm phát hành. Liệu Rogo có đạt được mục tiêu đặt ra không? Bạn cần đọc cuốn sách Mục đích để có được câu trả lời cho mình.

11. Good to Great

Why Some Companies Make the Leap … and Others Don’t (Từ Tốt đến Vĩ đại: Vì sao một số công ty tạo ra bước ngoặt… và những công ty khác thì không, 2001), tác giả: Jim Collins

Làm cách nào một số công ty không những thành công mà còn duy trì lợi nhuận trong suốt thời gian dài? Đó là câu hỏi trung tâm trong cuốn sách của Jim Collins, một cuộc điều tra được nghiên cứu sâu sắc bắt đầu với tất cả 1400 công ty trong danh sách Fortune 500 kể từ năm 1965 và khoanh vùng lại 11 công ty duy trì được thành công tuyệt đối – thường thông qua việc đi ngược lại sự thông thái được chấp nhận. Các công ty như Fannie Mae (e hèm), Gillette, Kroger và Wells Fargo có 7 tố chất mà theo Collins đóng góp cho sự thành công, trong đó bao gồm văn hóa kỷ luật, tìm kiếm những cộng sự phù hợp và tận dụng công nghệ theo cách hiệu quả nhất có thể.

Xem thêm bài viết: 25 cuốn sách nên đọc nhất về Quản trị phần 2

12. Guerilla Marketing

(Tiếp thị du kích, 1984), tác giả: Jay Conrad Levinson

Theo cùng một cách mà chiến tranh du kích đã thay đổi cách nghĩ về chiến tranh và xung đột, khái niệm của về marketing du kích của Jay Conrad Levison thay đổi cách các công ty nhỏ suy nghĩ về cách quảng bá cho chính họ. Trước khi Levinson sáng tạo ra khái niệm này vào thập niên 1980, các công ty nhỏ thường chi trả những khoản marketing khổng lồ, tốn kém. Các công ty nhỏ hơn thì tranh đấu trong những điều kiện này, vì thế Levinson đã lên tiếng ủng hộ việc sử dụng trí não hơn là chân tay. Hãy đừng treo băng-rôn quảng cáo mùa giảm giá; hãy trao tặng sản phẩm trên phố. Đừng đặt những biển quảng cáo đặt tiền; hãy tổ chức một hoạt động quan hệ công chúng rồi quảng cáo miễn phí. Hai mươi lăm năm sau, nhiều đế chế đã được dựng lên từ những ý tưởng này.

13. How to Win Friends and Influence People

(Đắc nhân tâm, 1936), tác giả: Dale Carnegie

Tác giả tự mô tả mình là một “cậu bé quê mùa chân chất” đến từ Missouri, và một vài lời khuyên trong cuốn sách “bom tấn” này hết sức chân chất (“Nếu bạn muốn tìm mật, đừng chọc phá tổ ong”). Nhưng Dale Carnegie là một pháp sư khi ông muốn thu hút cảm tình của độc giả. Bên cạnh việc mua hơn 30 triệu bản trên toàn thế giới trong thời kỷ Đại suy thoái, họ còn không ngừng gõ cửa ghi danh các chương trình ông giảng dạy, với những hứa hẹn về thành công trong sự nghiệp và hạnh phúc. Sự thông thái hiển hiện của Carnegie về việc thăng tiến trong sự nghiệp vẫn nhận được sự đồng cảm của những người lao động thành thị tinh tế. Có thể bởi ông không quê mùa chút nào khi phân tích hành vi kinh doanh: “Khoảng 15% thành công về tài chính của một người là dựa vào hiểu biết kỹ thuật và khoảng 85% là dựa vào tính cánh và khả năng lãnh đạo con người.”

14. The Human Side of Enterprise

(Tính nhân văn của doanh nghiệp, 1960), tác giả: Douglas McGregor

Trước khi Douglas McGregor viết tác phẩm để đời về quản lý, các nhân viên luôn bị coi là lười biếng và thiếu động lực. Vì lẽ đó, những nhà quản lý thường được khuyên phải thúc công nhân của họ vào guồng máy năng suất. McGregor cách mạng hóa tư duy về nhân lực bằng cách phân chia hai cách đánh giá nhân viên: Lý thuyết X với giả thuyết các công nhân được thừa hưởng tính lười biếng; Lý thuyết Y cho rằng họ tự tạo động lực cho bản thân. Tuy không thực sự khúc triết về Lý thuyết Y, McGregor dường như thiên về ý tưởng rằng quản lý nhất thiết phải tạo ra môi trường làm việc để cho phép người lao động không chỉ làm tốt công việc, mà còn muốn làm tốt công việc.

15. The Innovator’s Dilemma

(Thế tiến thoái lưỡng nan của nhà cải cách, 1997), tác giả: Clayton Christensen

Không giống các cuốn sách về kinh doanh khác, Thế tiến thoái lưỡng nan của nhà cải cách viết về sự thất bại. Tác giả Clayton Christensen, giáo sư Trường kinh doanh Harvard khám phá việc vì sao các công ty lớn từng thành công với những Giám đốc điều hành tỏ ra đầy tài năng lại thường xuyên suy yếu, thậm chí phá sản. Christensen lý giải rằng trong kinh doanh thành công không tự sinh ra thành công, thậm chí ngược lại. Nhiều công ty lớn chiếm lĩnh thị trường thường bỏ qua những công nghệ mới nổi hoặc các xu hướng thị trường đổi thay khiến cho các sản phẩm vốn mới mẻ của họ trở nên lỗi thời. Bài học là: thích nghi sớm và thường xuyên, ngay cả khi nó làm hao hụt lợi nhuận của bạn ngày hôm nay.

(Còn nữa)

Rate this post

Bài viết liên quan