16.sách Leading Change
(Dẫn dắt sự đổi thay, 1996), tác giả: John P. Kotter
Trong kinh doanh, sự đổi thay là thường xuyên và cần thiết. Những công ty thất bại trong việc thích nghi sẽ thất bại. Do vậy việc tiến hành sự chuyển đổi có thể được cho là mục tiêu đầu tiên của giới lãnh đạo kinh doanh – tuy vậy tệ hại thay thành công vẫn hết sức hiếm hoi. Cuốn sách xuất bản vào năm 1996 của Kotter cung cấp những chi tiết của một quá trình tám bước đầy tính trực giác, mỗi bước được minh họa bằng những ví dụ rút ra từng trường kinh nghiệm tư vấn dày dặn của ông, để tiến hành những đổi thay về mặt tổ chức một cách thực sự và vững bền. Quan trọng như những lời khuyên thực hành chính là sự khác biệt mà Kotter chỉ ra giữa quản lý sự đổi thay và lãnh đạo sự đổi thay. Như Kotter đã chứng minh một cách sinh động, chỉ vế sau mới giúp một công ty tiến trước một bước.
Bạn đang xem bài viết: 25 cuốn sách nên đọc nhất về Quản trị kinh doanh (Phần 2)
17.Cuốn sách On Becoming a Leader
(Hành Trình Trở Thành Nhà Lãnh Đạo, 1989), tác giả: Warren Bennis
Sách hướng dẫn của nhà thông thái về nghệ thuật lãnh đạo Warren Bennis về cách mài giũa nhà lãnh đạo trong bạn nên được coi là một quyển sách tự hoàn thiện bản thân hơn là một giáo trình kinh doanh. Câu hỏi hóc búa về tiếp quản việc lãnh đạo giờ đã trở nên kinh điển của Bennis gọi sự thiếu vắng những nhà lãnh đạo hiệu quả là “căn bệnh xã hội” đặc trưng bởi lối tư duy thiển cận và thiếu khả năng tự nhận thức. Giải pháp là gì? Một số gợi ý bao gồm mài giũa “giọng nói bên trong” của bạn, nuôi dưỡng niềm đam mê trong công việc và những gì bạn làm, và xây dựng niềm tin với những người ủng hộ bạn.
18. Sách Out of the Crisis
(Vượt qua khủng hoảng, 1982), tác giả: W. Edwards Deming
Đây là cuốn sách đầu tiên trình bày quan điểm ngày nay được biến đến rộng rãi (mà không sử dụng trực tiếp thuật ngữ) Quản lý chất lượng toàn diện, với ý tưởng rằng chất lượng của sản phẩm và dịch vụ, và sự cải tiến không ngừng, là trách nhiệm của tất cả những nhóm liên quan tới doanh nghiệp từ nhà quản lý và công nhân tới người cung cấp và thậm chí cả khách hàng. Deming (cùng với Taiichi Ohno) thường được công nhận là những người tiên phong giới thiệu hệ thống đo lượng chất lượng và kỹ thuật cải tiến cho giới sản xuất Nhật Bản, và Vượt qua khủng hoảng mang những ý tưởng mới mẻ của ông tới với giới kinh doanh Mỹ. 14 nguyên tắc quản lý cốt lõi trong cuốn sách đi ngược lại nhiều cách hành xử phổ biến của thời kỳ đó – bao gồm quô-ta sản xuất, biểu ngữ “không một khiếm khuyết”, và quản lý thông qua giám sát – đã trở thành kiểu mẫu cho các kỹ thuật quản lý hiện đại.
Xem thêm bài viết: Chiến lược sai lầm kéo Louis Vuitton trượt dốc
19. Sách My Years with General Motors
(Những năm tháng của tôi tại General Motors, 1964), tác giả: Alfred P. Sloan (con)
Tác giả, Giám đốc điều hành của GM trong giai đoạn 1923-1946, là một người khổng lồ trong ngành sản xuất người đã dẫn dắt xưởng sản xuất ô-tô thành phố Detroit thành tập đoàn lớn nhất toàn cầu. Việc xuất bản cuốn sách bộc trực này bị các luật sư GM trì hoãn trong nhiều năm trời, khi e ngại việc bộc bạch cách thức hoạt động nội bộ của công ty sẽ bị sử dụng để chống lại công ty trước tòa. Những bài học sắc bén của Sloan về điều hành trùm sản xuất ô-tô, từ cấu trúc doanh nghiệp tới phát triển sản phẩm hoặc tài chính, vẫn luôn được coi là giáo trình không thể bỏ qua trong các trường kinh doanh. Cũng như câu nói “Với mọi ví tiền và mục đích sử dụng, bạn sẽ tìm được chiếc xe phù hợp”.
20. The One Minute Manager
(Vị giám đốc một phút, 1982), tác giả: Kenneth Blanchard và Spencer Johnson
Cuốn sách mỏng với những bài thuyết trình đơn giản về kinh doanh (tranh luận có tính phê bình, không mang nặng tính tư duy) ngay lập tức trở thành một hiện tượng sách trên toàn thế giới, và đứng trong danh sách sách bán chạy nhất của báo New York Times tới hơn 2 năm trời. Trong cuốn sách này, lời khuyên được đưa ra cho những nhà quản lý hiệu quả tương lai là “cho mỗi nhân viên làm điều gì đó phù hợp”, và củng cố hành vi tốt đẹp Khen ngợi một phút. Tác giả điểm ra những hành vi xấu và sự trừng phạt Phê bình một phút. Chính các tác giả bị buộc tội có hành vi xấu bởi Tạp chí Phố Wall – đạo văn – dù họ không thừa nhận. Nhưng vào thời điển đó, cuốn sách tí hon này có mặt ở khắp mọi nơi, và được các công ty FORTUNE 500 phát hành rộng khắp.
Xem thêm bài viết: Công nhân may và nỗi lo bệnh
21. Sách Reengineering the Corporation:
A Manifesto for Business Revolution (Tái Lập Công Ty – Tuyên Ngôn Của Cuộc Cách Mạng Trong Kinh Doanh, 1993), tác giả: James Champy và Michael Hammer
Những tuyên ngôn về kinh doanh của Adam Smiths từ thế kỷ 19 không còn thức thời nữa. Đó là cách tư duy của các nhà tư vấn kinh doanh James Champy và Michael Hammer trong cuốn sách bán chạy của năm 1994. Các tác giả khẳng định rằng phân công lao động cứng nhắc – đã từng đẩy nhanh năng suất lạo động trong các công ty non trẻ của Mỹ – gây ra sự trì trệ và tính thiếu sáng tạo ngăn cản sự phát triển của các công ty. Họ cổ vũ việc thiết kế lại hoàn toàn quy trình hoạt động và tổ chức kinh doanh của các công ty, bao gồm việc tập hợp những công việc khác nhau trong một nhóm. Cuốn sách nhờ thế được cho là đã gợi mở ý tưởng thu nhỏ quy mô doanh nghiệp trong thập niên 1990. Trong thời đại kỹ thuật số, những lập luận này vẫn hết sức đúng đắn.
22. Sách The 7 Habits Of Highly Effective People
(7 thói quen để thành đạt, 1989), tác giả: Stephen R. Covey
Cuốn sách đào tạo nhà lãnh đạo của Stephen Covey được công nhận rộng rãi là một trong những cuốn sách kinh doanh bán chạy nhất của mọi thời đại. Điều thú vị là trong cuốn sách chỉ một phần hết sức ít ỏi được dành để nói về kinh doanh hay quản lý. Thay vào đó, cuốn sách là một thành công lớn về xây dựng niềm tin, được đúc kết trong bảy châm ngôn dễ hiểu. Một số lời khuyên có thể giúp bạn thành công trong công việc, nhưng đó không phải là ý định của Covey. Chi tiết răng bảy “thói quen” có phần trùng lặp và không thật mới mẻ – như số 2. tập trung vào các mục tiêu của bạn – dường như không làm giảm sự nổi tiếng của cuốn sách.
23.Sách The Six Sigma Way:
How GE, Motorola and other Top Companies are Honing Their Performance (Con đường sáu xích-ma: GE, Motorola và các công ty đỉnh cao tăng cường chất lượng hoạt động như thế nào, 2000), các tác giả: Peter S. Pande, Robert P. Neuman và Roland R. Cavanagh
Trước khi Sáu xích-ma trở thành một biểu tượng văn hóa – Jack Donaghy của 30 Rock trở thành quán quân đai xanh – ký hiệu này là tiêu chuẩn vàng của triết học quản lý. Được phát triển trong hai thập niên 1970 và 1980 tại Motorola và GE, những người ủng hộ Sáu xích-ma tin rằng con đường dẫn đến thành công được lát bằng những khung đo lường gần như cố định về hoạt động của công ty và các công nhân. Phản hồi nhanh chóng là chìa khóa. Con đường sáu xích-ma, xuất bản năm 2000 với đồng tác giả là Peter Panda, chuyên gia về Sáu Xích-ma đã giới thiệu kỹ thuật quản lý cho một bộ phận độc giả đông đảo. Cuốn sách đề cập phần lớn về những kinh nghiệm của GE và các công ty đã áp dụng thành công kỹ thuật này.
24. sách Toyota Production System
(Hệ thống sản xuất của Toyota, 1988), tác giả: Taiichi Ohno
Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Taiichi Ohno, một kỹ sư tại Toyota, bắt đầu thử nghiệm dây chuyền lắp ráp tại các xưởng sản xuất ô-tô của Nhật Bản. Mục tiêu của ông là tăng hiệu quả và bắt kịp với Ba Ông lớn của Hoa Kỳ. Nỗ lực cải tiến của Ohno đã thay đổi ngành công nghiệp sản xuất mãi mãi. Ohno và những người quản lý của ông tạo ra Hệ thống sản xuất Toyota, được biết đến rộng rãi hơn dưới khái niệm “sản xuất tinh gọn”, giúp cho Toyota nổi tiếng về nâng cao năng suất lao động và quản lý chất lượng. Hệ thống mới bảo đảm vị trí dẫn đầu của Toyota, và những nguyên tắc của tập đoàn được áp dụng trong các nhà máy ở các lĩnh vực khác và các quốc gia khác. Viên ngọc nhỏ trong cuốn sách tóm tắt cuộc chinh phục của Ohno và phân tích hành trình cải tiến công nghệ khó khăn có giá trị rất lớn với tất cả các nhà quản lý.
25. Sách Who Moved My Cheese?
(Ai lấy miếng pho mát của tôi?, 1998), tác giả: Spencer Johnson
Sẽ mất nhiều nhất là 30 phút để đọc cuốn sách mỏng này – một câu chuyện nhỏ về những chú chuột và những người đàn ông (bé nhỏ) trong một mê cung. Thông điệp thật đơn giản: ủng hộ sự thay đổi bởi đó là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, sự sùng bái Pho mát của một nhóm độc giả (một vài người trong số đó là các Giám đốc điều hành) ca ngợi những phẩm chất của cuốn sách và phát biểu rằng nó đã thay đổi cuộc đời và nơi làm việc của họ. Hàng chồng sách đã được phát cho các nhân viên, khi các giám đốc điều hành hy vọng giúp nhân viên của họ trở nên linh hoạt hơn là Hem, nhân vật không khoan nhượng rống lên hàng tựa sách khi phải đối mặt với những hoàn cảnh mới. Cuốn sách cũng nói về những người hay gièm pha, trong những đoạn nhại với những cái tên như “Ai cắt miếng pho mát?” Nhưng Johnson, đồng thời là đồng tác giả cuốn Nhà quản lý một phút, chắc chắn sẽ cười suốt đoạn đường đi tới ngân hàng; Pho mát là cuốn sách kinh doanh bán chạy nhất mọi thời đại, với hơn 20 triệu bản được bán ra.
Tổng kết
trên đây là tổng hợp 25 cuốn sách về quản trị kinh doanh phần 2 mà Hocmay.vn đã tổng hợp gửi tới bạn đọc hy vọng với những kiến thức ở trên sẽ giúp cho việc kinh doanh của bạn trở nên đa chiều nhiều chiến