Công nghiệp thời trang, một ngành công nghiệp toàn cầu trị giá hàng tỷ đô la. Là một trong những ngành sản xuất được hình thành từ rất sớm, sản phẩm của ngành thời trang và may mặc luôn là những vật dụng không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của con người. Những sản phẩm này ngày càng đa dạng về chủng loại, mẫu mã để đáp ứng đuợc nhu cầu của mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi trong xã hội.
Bạn đang xem bài viết: Ảnh Hưởng Của Sự Phát Triển Ngành Công Nghiệp Thời Trang May Mặc Đối Với Môi Trường
Ảnh hưởng của Ngành Công Nghiệp Thời Trang đối với mối trường
Trước đây, nguyên liệu của ngành dệt may là bông và các sản phẩm nông nghiệp khác như đay, tơ, gai…sau này khi khoa học kĩ thuật phát triển đã tạo ra những nguyên liệu như các loại tơ tổng hợp, nhân tạo và việc nâng cao kỹ thuật xử lý sợi đã đẩy ngành dệt may lên một bước phát triển nhảy vọt cả về chất lượng và số lượng.
Những tiến bộ trong ngành dệt may không chỉ tạo ra những nguyên liệu mới mà còn tạo ra máy móc thiết bị hiện đại nâng cao năng suất lao động ở nhiều nước như Nhật Bản, Pháp, Ý… từ những năm 70 đã sử dụng dây chuyền dệt may khép kín với mục đích khai thác hết công suất của thiết bị, tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm.
Từ những năm 70, sản xuất hàng dệt may trên thế giới đã có xu hướng chuyển dịch dần từ các nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ , Anh, Pháp… sang các nước đang phát triển. Ở các nước phát triển, khối lượng hàng dệt may xuất khẩu giảm và khối lượng hàng dệt may nhập khẩu tăng nhanh. Các nước đang phát triển trở thành người cung cấp chủ yếu trên thị trường hàng dệt may thế giới, điển hình là các nước NICs, Trung Quốc.
Ba nước xuất khẩu hàng may mặc hàng đầu gồm Trung Quốc, Liên minh Châu Âu và Bangladesh. Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ và Trung Quốc là ba nhà nhập khẩu hàng dệt may hàng đầu vào năm 2016, chiếm 38% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may thế giới.
Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng như vậy, ngành công nghiệp thời trang may mặc cũng để lại những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường sinh thái.
Công nghiệp thời trang – 1 trong 5 ngành ô nhiễm nhất
Ngành công nghiệp may mặc thời trang có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Theo Ủy ban Kinh tế Liên Hợp Quốc tại Châu Âu (UNECE), thời trang và chăn nuôi cùng xếp thứ 5 trong danh sách những ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nặng nề nhất trên thế giới về mức độ phát thải khí nhà kính – sau ngành điện và nhiệt, nông nghiệp, giao thông đường bộ và sản xuất dầu khí. Đây cũng là ngành công nghiệp thứ hai trên thế gây ô nhiễm nguồn nước, chỉ sau công nghiệp dầu mỏ. Để sản xuất 1 chiếc áo cotton, người ta phải sử dụng tới 2,7 m3 nước sạch và 150 gam hóa chất. Trong khi đó, khoảng 15% tổng số vải ngành công nghiệp thời trang bị sử dụng lãng phí; những sản phẩm thời trang không bao giờ được bán hay sử dụng chiếm đến 500 tỉ USD…Và vì vậy, môi trường đang bị đe dọa bởi sự phát triển của ngành công nghiệp thời trang, may mặc.
Tuy nhiên, vẫn có những giải pháp để giảm thiểu những vấn đề này. Tuy nhiên bước đầu tiên vẫn nằm ở việc xây dựng nhận thức ở mỗi chúng ta để sẵn sàng thay đổi, sẵn sàng ngăn chặn những việc làm gây hại đến môi trường trước khi quá muộn.
Xem thêm bài viết: nghề nhuộm vải chàm
Công nghiệp thời trang và Ô nhiễm nguồn nước
Ở hầu hết các quốc gia nơi sản xuất hàng may mặc, các chất thải độc hại chưa được xử lý từ các nhà máy dệt được đổ trực tiếp ra các con sông.
Nước thải có chứa các chất độc hại như chì, thủy ngân và arsenic…, những chất này cực kỳ có hại cho đời sống thủy sinh, gây hại cho các động vật sống dưới nước đồng thời có tác động không nhỏ tới sức khỏe của hàng triệu người sống gần các khu vực nguồn nước bị ô nhiễm. Ô nhiễm nguồn nước có thể kéo ra biển và cuối lan rộng trên toàn cầu.
Ô nhiễm nguồn nước bởi chất thải nhà máy dệt
Nguồn ảnh: Gigie Cruz-Sy / Greenpeace
Một nguồn gây ô nhiễm nước khác là việc sử dụng phân bón phục vụ cho trồng và sản xuất bông, gây ô nhiễm nặng nề cho đất, không khí và nước ngầm.
Chúng ta có thể làm gì với vấn đề này?
Là người tiêu dùng thông thái, hãy tạo thói quen chọn mua và sử dụng quần áo được sản xuất bởi các thương hiệu hay các quốc gia có quy định môi trường chặt chẽ hơn đối với các nhà máy. Với các nhà máy, xưởng sản xuất cần có hệ thống xử lý chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường. Chọn sợi hữu cơ và sợi tự nhiên không yêu cầu sản xuất hóa chất.
20% nước ô nhiễm do ngành công nghiệp dệt và nhuộm
200.000 tấn thuốc nhuộm được thải ra mỗi năm
90% nước thải tại các nước đang phát triển đổ trực tiếp ra các con sông mà chưa qua xử lý
Công nghiệp thời trang may mặc và việc tiêu thụ tài nguyên nước
Ngành công nghiệp thời trang, may mặc là một trong những ngành tiêu thụ nước chính. Một lượng nước khổng lồ được sử dụng cho quá trình nhuộm và quá trình xử lý hoàn tất các sản phẩm dệt may. Mỗi tấn vải nhuộm có thể sẽ cần lên đến 200 tấn nước sạch.
Cũng như vậy, để có được sợi bông, cây bông cần rất nhiều nước cho quá trình phát triển. Cần tới 20.000 lít nước để sản suất ra được chỉ 1kg bông. Điều này đe dọa rất lớn đối với nguồn tài nguyên quý giá này, vốn đã khan hiếm và có những hậu quả xấu cho sinh thái như sa mạc hóa biển Aral – nơi sản xuất bông đã hoàn toàn rút cạn nước.
Sa mạc hóa biển Aral – nơi sản xuất bông đã hoàn toàn rút cạn nước
“85% nhu cầu dùng nước sinh hoạt hằng ngày của người dân Ấn Độ ngang với lượng nước sử dụng cho việc trồng bông của đất nước này.
100 triệu người ở Ấn Độ không được tiếp cận với nguồn nước uống sạch”
— Stephen Leahy, The Guardian
Chúng ta có thể làm gì?
Chọn sợi có mức tiêu thụ nước thấp như vải lanh, sợi tái chế, v.v.
1,5 nghìn tỉ lít nước được tiêu thụ bởi ngành công nghiệp thời trang mỗi năm
Cần 200 tấn nước sạch để nhuộm một tấn vải
750 triệu người trên thế giới không được tiếp cận tới nước uống sạch
Xem thêm bài viết: công thức cắt áo sơ mi nữ
Thời trang và chất thài
Ngày nay, mọi người mua sắm quần áo không phải vì quần áo cũ rách hay hỏng mà mua để bắt kịp xu hướng, để kịp mốt hay đơn giản chỉ vì thích. Thậm chí có những bộ quần áo chỉ mặc duy nhất một lần rồi bị lãng quên ở góc tủ nào đó. Do đó, chúng ta tạo ra ngày càng nhiều chất thải dệt may. Một gia đình ở phương Tây vứt đi trung bình 30 kg quần áo mỗi năm. Chỉ 15% được tái chế hoặc quyên góp, phần còn lại được đưa thẳng vào bãi rác hoặc được đốt. Sợi tổng hợp, chẳng hạn như polyester được sử dụng sản xuất cho khoảng 72% quần áo của chúng ta và là sợi nhựa, do đó rất khó phân hủy và có thể mất tới 200 năm để phân hủy.
Chúng ta tạo ra ngày càng nhiều chất thải dệt may
Chúng ta có thể làm gì?
Chọn sợi tự nhiên hoặc bán tổng hợp.
Thay vì mua thật nhiều nhưng sử dụng rất ít, hãy mua ít hơn và chất lượng hơn. Sửa chữa quần áo và tái chế nếu có thể.
Chỉ 15% quần áo cũ của chúng ta được tái chế hoặc quyên góp
5.2% chất thải tại các bãi chôn lấp là chất thải dệt may
Tuổi thọ trung bình của một sản phẩm may mặc hiện nay là 3 năm
Ngành công nghiệp thời trang và ô nhiễm hóa chất
Hóa chất là một trong những thành phần chính trong quá trình tạo nên quần áo của chúng ta. Chúng được sử dụng trong quá trình sản xuất sợi, nhuộm, tẩy trắng và xử lý ướt từng sản phẩm may mặc.
Việc sử dụng nhiều hóa chất trong canh tác bông cũng gây ra bệnh tật và đe dọa tính mạng cho nông dân trồng bông, cùng với ô nhiễm nước ngọt, nước biển và suy thoái đất.
Hóa chất được sử dụng trong quá trình tạo nên quần áo của chúng ta
Một số chất hóa học này cũng có hại cho người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.
Những gì chúng ta có thể làm?
Chọn sản phẩm được làm từ sợi hữu cơ.
Chọn những thương hiệu uy tín.
Luôn giặt quần áo mới trước khi sử dụng lần đầu tiên.
Chọn quần áo có nhãn chứng nhận kiểm định hóa học như OEKO-TEX®, GOTS hoặc BLUESIGN®.
1kg hóa chất được sử dụng để sản xuất 1kg sản phẩm dệt may
23% hóa chất được sản xuất ra được phục vụ cho ngành công nghiệp dệt may
27% trọng lượng của vải 100% tự nhiên được làm bằng hóa chất
Xem thêm bài viết : lịch sử tơ lụa- con đường tơ lụa
Công nghiệp thời trang và hiệu ứng nhà kính
Lượng khí thải carbon ngành may mặc chiếm 10% lượng khí thải carbon toàn cầu.
Ngành công nghiệp thời trang thế giới đang tạo ra rất nhiều khí nhà kính do năng lượng được sử dụng trong quá trình sản xuất và vận chuyển hàng triệu sản phẩm may mặc được mua mỗi năm.
Lượng khí thải carbon ngành may mặc chiếm 10% lượng khí thải carbon toàn cầu
Sợi tổng hợp (polyester, acrylic, nylon, v.v.), được sử dụng sản xuất trong phần lớn quần áo của chúng ta, được làm từ nhiên liệu hóa thạch, khiến việc sản xuất tốn nhiều năng lượng hơn so với sợi tự nhiên.
Hầu hết quần áo của chúng ta được sản xuất tại Trung Quốc, Bangladesh hoặc Ấn Độ, các quốc gia chủ yếu sử dụng than là nguồn nhiên liệu chính. Đây là loại năng lượng bẩn nhất về phát thải carbon.
“Sợi tổng hợp giá rẻ cũng thải ra các loại khí như N2O, gây hại gấp 300 lần so với CO2”.
– James Conca – FORBES
Chúng ta có thể làm gì?
Chọn sợi tự nhiên.
Mua ít hơn, mua chất lượng tốt hơn, sửa chữa và tái chế quần áo.
Mua quần áo được sản xuất tại các quốc gia được cung cấp năng lượng tái tạo nhiều hơn.
23kg khí nhà kính được sản sinh cho mỗi 1kg vải được tạo ra
70 triệu thùng dầu được sử dụng mỗi năm cho việc sản xuất polyester
Thêm 400% khí thải carbon thải ra ngoài môi trường nếu chúng ra mặc một bộ quần áo 5 lần thay vì 50 lần
Công nghiệp thời trang, may mặc và sự suy thoái đất
Đất là một yếu tố cơ bản của hệ sinh thái. Chúng ta không chỉ cần đất lành để sản xuất thực phẩm mà còn để hấp thụ CO2. Sự suy thoái đất là một trong những vấn đề môi trường chính mà hành tinh của chúng ta hiện đang phải đối mặt. Nó thể hiện một mối đe dọa lớn đối với lương thực trên toàn cầu và cũng là một trong những nguyên nhân gây ra cho việc nóng lên của trái đất.
Suy thoái đất
Ngành công nghiệp thời trang là một trong những ngành có tác động lớn gây ra việc suy thoái đất: chăn nuôi quá mức dê cashmere và cừu để lấy len; suy thoái đất do sử dụng nhiều hóa chất để trồng bông; nạn phá rừng gây ra bởi việc khai thác các sợi gỗ như rayon.
Việc chúng ta có thể làm để hạn chế vấn đề này là chọn sợi thân thiện với đất.
90% bề mặt của Mông Cổ đang đối mặt với mối đe dọa sa mạc hóa, chủ yếu là do chăn nuôi dê cashmere
93% đất suy thoái trên thế giới là do Chăn thả quá mức (35%) Phá rừng (30%) Trồng trọt (28%)
Nếu không có những giải pháp để cải thiện, tình trạng suy thoái đất sẽ làm giảm 30% sản lượng lương thực trong 20-50 năm tới
Sợi tổng hợp ngành dệt may đổ ra các đại dương
Sợi tổng hợp ngành dệt may đổ ra các đại dương
Mỗi lần chúng ta giặt một loại quần áo sản xuất từ chất liệu tổng hợp (polyester, nylon, v.v.), khoảng 1.900 sợi tổng hợp micro riêng lẻ được thả vào nước, đổ ra các đại dương. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các sinh vật nhỏ dưới nước ăn các vi chất đó. Chúng sau đó được ăn bởi những con cá nhỏ và sau đó lại được ăn bởi những con cá lớn hơn mà là nguồn thức ăn của chúng ta mỗi ngày.
Vậy việc chúng ta có thể làm là hãy chọn sợi tự nhiên hoặc bán tổng hợp.
85% chất thải vụn gây ra bởi con người trên các bờ biển là sợi tổng hợp micro
190 tấn sợi dệt tổng hợp thải ra các đại dương mỗi năm
Tổng kết
Trên đây là tổng hợp thông tin kiến thức về ngành dệt may đã ảnh hưởng nhiều tới môi trường như thế nào, hy vọng qua bài này mong người đọc sẽ biết cách sử dụng thời trang và những thứ khác 1 cách hợp lý để không gây ra những hậu quả làm ổ nhiêm môi trường