Bạn đã biết sự khác biệt của một chiếc áo sơ mi may đo chuẩn kiểu Ý?

Áo sơ mi may đo chuẩn kiểu Ý tuy không có những cấu trúc phức tạp như áo khoác của suit. Dù vậy, đây cũng là món đồ gắn với bạn hàng ngày. Một chiếc sơ mi với chất lượng tuyệt hảo luôn cho những trải nghiệm khác biệt. Khác biệt này là bởi cảm nhận từ chất liệu, kỹ thuật làm áo và từng chi tiết làm nên chiếc áo đó. Bởi vậy trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn về cách để đánh giá được đâu là một chiếc áo sơ mi thực sự chất lượng.

Bạn đang xem bài viết: Bạn đã biết sự khác biệt của một chiếc áo sơ mi may đo chuẩn kiểu Ý?

Sự khác biết của áo sơ mi may đo chuẩn kiểu Ý

Một chiếc áo chất lượng, đây có thể là đồ may sẵn, và cũng là may đo. Sơ mi khá là đơn giản, nên các chỉ tiêu của chiếc áo chất lượng có thể đếm được trên đầu ngón tay. Dù sao, một chiếc áo sơ mi ở mức trung bình nhưng vừa vặn với hai trong số tiêu chí dưới đây cũng có thể nhìn rất đẹp rồi.

Vì vậy một khi bạn đã bỏ ra hơn 200 USD cho một chiếc áo sơ mi, bạn có quyền đòi hỏi những thứ tốt nhất trong sản phẩm. Như từng đường khâu, từng mũi chỉ, từng chiếc cúc hay kiểu khâu của cúc áo đều được xử lý cẩn thận. Mặt khác, sự tỉ mỉ trong từng chi tiết của áo là một cách để phản ánh chất lượng của nhà sản xuất. Nhất là các nhà may Ý, thường đầu tư với từng chi tiết được làm thủ công bằng tay.

Trong hình là áo của Luca Avitabile (phải) và Sean O’Flynn (trái). Giá của Luca là 240 EUR và Sean là 230 EUR. Các chi tiết đều được làm rất đầu tư, sử dụng vải của Thomas Mason và đều đáp ứng đủ các tiêu chí chất lượng.

Sự vừa vặn.

Đây là yếu tố cơ bản, dù gì bạn cũng cần phải mặc vừa chúng thì mới đẹp. Áo thường sẽ cần cổ áo vừa vặn, nách không quá rộng cũng không quá bó, mặc lên người gọn gàng (áo sơ mi thường sẽ rộng một chút).

Kiểu cách cổ áo.

Cổ áo có kích thước đủ để khớp với cổ áo khoác, đủ cứng để cổ áo luôn đứng, không uột hay xẹp dí khi đi kèm áo ngoài là một điều quan trọng. Một chiếc cổ cứng cáp và đứng dáng là thứ ảnh hưởng hàng đầu tới hình ảnh người mặc.

Cổ áo không ép mùng.

Một chiếc cổ áo phẳng phiu mà vẫn cứng và đứng dáng khi không cần ép mùng vẫn tạo ra một đẳng cấp riêng. Điều này vẫn đang có tranh cãi, một số nhà làm áo của Ý vẫn sử dụng mùng. Áo có cổ không ép mùng thường khó là hơn bởi lớp vải đẹp phía trong sẽ tạo ra các vệt nhăn ở các đường khâu trên cổ áo. Mặt khác là một chiếc cổ áo khâu với vải lót bên trong cũng đòi hỏi sự cẩn thận của người làm.

Cổ áo đứng và rất bay của Berg & Berg. Họ sản xuất áo tại Ý với mức độ tỉ mỉ cao, chất lượng vải tuyệt vời và mức giá chỉ quanh 100 USD.

Sử dụng vải chất lượng.

Áo sơ mi là thứ tiếp xúc trực tiếp với da, nó thực sự giống như làn da thứ hai của bạn vậy.  Vì vậy một chiếc áo chất lượng cần phải đi kèm vải làm sao cho bạn phải thấy thật dễ chịu. Một chiếc áo sơ mi cao cấp có hai điều cơ bản cần đáp ứng, chính là chất liệu và sự vừa vặn. Vải cotton 2-ply (được dệt kiểu 2×2) là thứ luôn được đánh giá cao bởi độ bền của nó, đây là kiểu dệt với mỗi sợi dệt được bện từ hai sợi vải. Áo may đo thường sử dụng vải từ nguồn cụ thể như các thương hiệu chuyên sơ mi như Thomas Mason của nhà Albini, hoặc của những hãng vải uy tín thường thấy.

Xem thêm bài viết: may lều ngủ đáng yêu cho mèo

Miếng nẹp viền (Hem Gussets).

Thứ đầu tiên và dễ thấy nhất, đó chính là miếng vải được bo ở mép nối thân trước và thân sau của áo. Mỗi chiếc áo thường có hai chiếc, đây là hai miếng vải nhỏ nằm ở cuối đường nối giữa thân trước và thân sau. Miếng nẹp này có tác dụng để gia cố lại đầu nối cho chắc chắn. Làm chi tiết này không khó, nhưng nó là đặc trưng của các nhà sản xuất dành cho các loại áo sơ mi cao cấp. Nó giống như một “luật bất thành văn” của các “shirtmaker” uy tín.

Theo “luật may đo cao cấp”, lai áo cần được nẹp để gia cố phần ráp thân trước và sau cho chắc chắn.

Đường may kiểu Pháp (French seams).

Bởi vì áo sơ mi có cấu trúc rất đơn giản, nên càng đòi hỏi sự cầu kỳ và đầu tư trong từng chi tiết. Vì vậy, một chi tiết đặc biệt cần nói tới ngay là French seams. Để nhận biết, trước hết bạn hãy xem các vùng ráp giữa thân trước và thân sau, vùng ráp tay và thân áo, vùng ráp ống tay. Nếu các đường ráp áo này chỉ hiện ra duy nhất một đường chỉ khâu ở bên ngoài thì đây sẽ là French seams.

Nhắc về cách may ráp, có hai phương pháp thường dùng trên áo sơ mi: đường máy đôi và đường may kiểu Pháp. Nếu ở những chiếc áo thông thường, các bạn sẽ thấy các đường ráp này sẽ hiện ra hai đường chỉ khâu thì là phương pháp máy đôi. Máy đôi là cách thông dụng và ít mất công nhất. Tất nhiên nhìn cũng không thể đẹp như French seams.

Đường may kiểu Pháp đòi hỏi công phu hơn. Nó vẫn có 2 đường may để ráp áo, nhưng người thợ phải khéo léo khâu và gấp vải để ẩn đi 1 đường khâu, sau đó lộn hai mặt vải và khâu đường chỉ còn lại. Chúng mất rất nhiều công, nhưng thành phẩm để có một chiếc áo gọn gàng tới từng đường ráp chỉ thì không còn gì bằng.

Đường may kiểu Pháp – bạn có thể thấy ở đường may ráp thân chỉ có một đường chỉ lộ ra bên ngoài. Áo của Berg & Berg.

Ráp nách áo lệch.

Với các nhà high-end (cao cấp), hoặc bespoke (may đo). Khi bạn lật nách áo lên, áo sẽ có đường ráp tay và ráp thân lệch nhau khoảng 1 tới 2 cm. Với những chiếc áo bình thường thì đường ráp này sẽ nối liền giữa đường ráp thân và đường ráp. Đường ráp này lệch là để cho chiếc áo dễ là và cử động hơn. Nó giúp định vị đường ráp tay chạy theo đúng sống của cánh tay, điều này giúp áo gọn và ít bùng nhùng ở vùng nách hơn.

Chi tiết nách tay áo lệch của một chiếc áo sơ mi cao cấp.

Cúc áo bằng chất liệu tự nhiên.

Một chiếc áo với đầy đủ chi tiết lại đi với cúc nhựa thì cũng khá phí. Cúc áo ở đây thường chọn loại làm làm từ vỏ trai (xà cừ). Khi bạn nhìn vào chúng sẽ có sắc chuyển bảy màu như cầu vồng, bề mặt bóng mỡ tự nhiên chứ không vô hồn như nhựa.

Nút vỏ trai màu xà cừ, bề mặt bóng mỡ tự nhiên.

Xem thêm bài viết: công thức cắt áo sơ mi nữ

Đường khâu cúc áo.

Như đã nói, đường khâu cúc áo thông thường sẽ có chữ thập là đã đủ tốt. Tuy nhiên để tăng sự tỉ mỉ của chiếc áo, các nhà may hay làm đường mũi tên hay còn gọi là đường chân gà (tiếng ý là zampa di gallina). Đặc biệt đây cũng là chi tiết đặc trưng của sơ mi của Ý. Kiểu mũi tên này còn có rất nhiều trò để thể hiện sự tinh tế, ví dụ như cả hàng khuy 5 cúc thì sẽ có 4 chiếc hướng mũi tên xuống dưới và chiếc cuối cùng sẽ là mũi tên hướng chéo lên.

Đường khâu nút áo sơmi kiểu mũi tên đặc trưng của Ý

Split yoke – cầu vai xẻ đôi.

Đây là một chi tiết thường thấy ở các thương hiệu áo ở cấp độ trung bình trở lên, bạn sẽ thấy có rất nhiều chiếc áo có miếng cầu lưng phía sau sẻ đôi. Chi tiết này thực ra không có công năng quá lớn mà tạo hiệu ứng ưa nhìn hơn, đặc biệt là áo có kẻ.

Chi tiết cầu vai xẻ đôi trên một chiếc áo sơ mi may đo cao cấp

Tổng kết

Để mặc một chiếc áo sơ mi đẹp với chất lượng vừa phải không phải là điều khó khăn. Nhưng một khi bạn sẵn sàng chi tiêu cho một chiếc áo với chất lượng, thì việc có được những yếu tố trên là một điều cần có. Đặc biệt nếu bạn đã chi một số tiền không nhỏ để mua về một chiếc áo sơ mi, thì còn là trả tiền cho cả những trải nghiệm của bản thân. Hy vọng qua bài viết của hocmay.vn đã gửi tới bạn được nhiều thông tin bổ ích và nhiều kỹ thuật may mặc để bạn có thể áp dụng ngay nhé

Rate this post

Bài viết liên quan