TOP công thức cắt may áo dài tay raglan đơn giản nhất

Bạn đam mê may vá và yêu thích các sản phẩm handmade do chính tay mình làm ra? Bạn muốn thử sức cắt may áo dài tay raglan có độ khó tương đối nhưng chưa có công thức để áp dụng? Bài viết sau đây của Hocmay sẽ giúp bạn thỏa mãn ước muốn trên của mình. Hãy tham khảo hướng dẫn của chúng tôi và bắt tay vào thực hiện ngay nhé!

Bạn đang xem bài viết: TOP công thức cắt may áo dài tay raglan đơn giản nhất

Áo dài tay Raglan là gì?

Áo dài tay Raglan còn gọi là áo dài ráp-lăng, do nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn sáng tạo ra vào cùng thời kỳ này. Nhà may Dung Đakao lại một lần nữa mang ảnh hưởng của cấu trúc Tây Phương và làm nên chiếc áo dài Raglan này, mà cho đến nay, ngành dệt may Việt Nam vẫn chưa có thuật ngữ nào để thay thế.

Điểm khác biệt lớn nhất của áo dài Raglan là áo ôm khít cơ thể hơn, cách nối tay từ cổ chéo xuống một góc 45 độ giúp người mặc thoải mái linh hoạt hơn. Hai tà nối với nhau bằng hàng nút bấm bên hông. Cái cổ áo này nó to và dầy. Ở phần eo nó có 1 sợi dây thun mỏng kéo vòng eo.

Đây chính là kiểu áo dài góp phần định hình phong cách cho áo dài Việt Nam sau này.

Áo Dài Raglan

Giới thiệu công thức cắt may áo dài tay raglan 

I. Số đo mẫu

Vòng mông = 88 cm; Vòng eo = 66 cm; Vòng ngực = 80 cm; Vòng cổ = 32 cm; Hạ chiết ngực = 16 cm; Hạ eo = 34 cm; Cửa tay = 24 cm; Dài tay = 60 cm; Dài áo = 100 cm.

II. Vẽ mẫu

1. Thân sau
Dài áo = AB = Số đo; Hạ eo = AC = Số đo; Hạ nách = AD = Số đo; Hạ mông = CM = 15 cm.
a. Vẽ cổ áo
Vào cổ = AE = 1/10 số đo vòng cổ + 1 cm; Hạ cổ = AF = 0.5 cm. Tiến hành vẽ cong cổ EF.
b. Vẽ nách áo
Ngang ngực = DD1 = 1/4 số đo vòng ngực, có thể cộng thêm 1 cm tùy ý.
Nối đoạn ED1 ta có: Số đo D1E = 3 D1I; Số đo II1 = 1.5 cm
Tiến hành nối đoạn EI1 và vẽ cong I1D1.
c. Vẽ sườn áo
Ngang eo = CC1 = 1/4 số đo vòng eo cộng thêm 1 cm. Nối đoạn C1D1 ta được đường sườn thân áo.
d. Vẽ tà áo
Ngang tà áo = BB1 = 1/4 số đo vòng mông + 2 cm; Ngang mông = MM1 = 1/4 số đo vòng mông.
Nối đoạn B1M1 và vẽ cong M1C1 ta được đường tà áo.
B1B2 = giảm tà 0.5 cm đến 1 cm.
Tiến hành vẽ cong đường lai áo BB2.
2. Thân trước (có banh ngực)
Dài áo = AB = Số đo + 1 cm sa vạt; Hạ eo = AC = Số đo + 1 cm; Hạ nách = AD = 2/10 số đo ngực, có thể bớt 1 cm hoặc không, tùy vào độ rộng chiết ngực và ý đồ may của bạn.
Hạ mông = CM = 15 cm.
Lưu ý các khoảng cách trên đường dọc của thân trước và thân sau sẽ bằng nhau đối với áo không chiết ngực (hạ nách, hạ eo, dài áo…)
a. Vẽ cổ áo
Vào cổ = AE = 1/10 số đo vòng cổ thêm 1 cm; Hạ cổ = AF = 2/10 số đo vòng cổ bớt 1 cm = Số đo EE2.
Số đo E1E2 và số đo E1E bằng nhau. Tiến hành vẽ cong cổ E1F.
b. Vẽ nách áo
Ngang ngực = DD1 = 1/4 số đo vòng ngực + 2 cm.
Tiến hành nối đoạn D1E1 ta có: Số đo D1E1 = 3 D1I.
Số đo II1 = 2 cm. Thực hiện nối E1I1 và vẽ cong I1E1.
c. Vẽ sườn áo
Ngang eo = CC1 = 1/4 số đo vòng eo thêm 1 cm.
Ta được đường sườn thân áo khi nối C1D1.
d. Vẽ tà áo
Ngang mông = MM1 = 1/4 số đo vòng mông; Ngang tà áo = BB1 = 1/4 số đo vòng mông + 2 cm.
Thực hiện nối B1M1 và vẽ cong M1C1 ta được đường tà áo.
Sa vạt = BB3 = 1 cm. Tiến hành vẽ cong đường lai B3B1.
e. Vẽ chiết ngực
Hạ chiết ngực = FP = Số đo; Vào đầu chiết = PP1 = 1/2 khoảng cách hai đầu ngực (hoặc tính bằng 1/10 số đo vòng ngực).
Tiến hành vẽ banh ngực với độ xiên tùy thíc -> P1C1.
Giảm đầu chiết = P1P2 = 3 cm đến 4 cm (Tham khảo hình minh họa); Rộng banh từ 2 cm đến 3 cm.
3. Tay áo
Dài tay = AB = Số đo; Hạ nách tay = AC = 1/4 số đo vòng ngực bớt 1 cm.
a. Vẽ sườn tay
Số đo Cc1 = Số đo CC1 = 2/10 vòng ngực = Ngang tay; Số đo Bb1 = Số đo BB1 = 1/2 số đo cửa tay.
Nối đoạn b1c1 và B1C1, vẽ cong vào chừng 1 cm đến 2 cm ở khoảng giữa.
Số đo b1b2 = Số đo B1B2 = Giảm sườn tay = 1 cm; Tiến hành vẽ cong cửa tay Bb2 và BB2.
b. Vẽ nách tay phía sau
Vào cổ = AE = 1/10 số đo vòng cổ bớt 1 cm. Nối đoạn C1E ta có: Số đo C1E = 3 C1I.
Số đo II1 bằng 1.5 cm. Nối đoạn EI và vẽ cong I1C1.
c. Vẽ nách tay phía trước
Vào cổ = Ae = 1/10 số đo vòng cổ; Hạ cổ = ee1 = 2 CM.
Nối đoạn c1e1 có: Số đo c1e1 = 3 c1i.
Số đo ii1 bằng 2 cm; Nối đoạn e1i1 và vẽ cong i1c1.
d. Tiến hành vẽ cong Ee ta được đường cổ tay.
4. Bâu áo
Bạn áp dụng kiểu bâu đứng căn bản.

III. Cắt vải

Cắt chừa đường may tương tự như áo tay ráp căn bản.
Với đường tà áo bạn căn cứ vào hình thức viền tà để chừa đường may.
Chừa 0.5 cm đường may đối với tà Bắc + Trung (tà có nẹp rời)
Chừa 2 cm đường may đối vơi tà Nam (tà có nẹp liền gấp mép).
Bâu áo: Phần bọc vải bâu cắt chừa đường may (cắt 3 miếng)
Vạt con: Tiến hành vẽ và cắt dựa theo đường cổ, nách và đường sườn áo trước.
Không chừa đường may đối với phần lưới lót.
Công thức cắt may áo dài nách xéo tay raglan
Công thức cắt may áo dài nách xéo tay raglan

IV. Quy trình may

May chiết ngực -> Viền đường hò áo -> Viền đường sườn có cài khuy -> May nẹp tà áo -> May lai tay và ráp sườn tay -> Ráp sườn thân -> Tiến hành ráp tay vào thân -> May bâu áo và ráp bâu vào thân -> Lên lai áo -> Hoàn tất, vắt hoặc luôn đường hò, kết nút và kết móc áo.
Một ngàn kiến thức may đồ thú vị đang chờ đón bạn tại chuyên mục kiến thức may mặc, nhanh tay tìm hiểu để trở thành phiên bản khéo tay của bản thân nào!!

Tổng kết:

Với hướng dẫn cắt may áo dài tay raglan cụ thể và tỉ mỉ trên đây của Hocmay, bạn sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc thực hiện mẫu trang phục này. Chúc bạn thành công!

Rate this post

Bài viết liên quan

https://789bethv.com/ https://789bet.house/