Công Nghệ In 3D – Bước Nhảy Vọt Trong Thế Giới Thời Trang

Bạn đã bao giờ nghĩ trong tương lai, quần áo của chúng ta sẽ chẳng cần may nữa, thay vào đó chúng sẽ được in ra và phù hợp đúng với những đặc điểm hình dáng của cơ thể của bạn chưa? Liệu một ngày nào đó chúng ta có thể in áo phông hoặc áo cánh ngay tại chính ngôi nhà của mình với một chiếc máy in không? Thực tế hiện tại thì đó có lẽ vẫn là một tầm nhìn xa vời. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng đúng không nào.

Trong bài viết này, các bạn hãy cùng Hocmay.vn tìm hiểu thêm về công nghệ in 3D và ứng dụng của nó đối với ngành thời trang nhé.

Bạn đang xem bài viết: Công Nghệ In 3D – Bước Nhảy Vọt Trong Thế Giới Thời Trang

Công nghệ in 3D là gì?

Thời trang in 3D bao gồm tất cả mọi thứ mà có thể mặc: quần áo, mũ, giày dép, túi… được sản xuất theo công nghệ in 3D.

Mặc dù chúng ta chưa thấy thời trang in 3D trong các cửa hàng quần áo, nhưng in 3D đã mang lại một làn sóng mới cho các show thời trang, các sàn catwalk và có tiềm năng lớn trong thời đại đại mới.

Hiện nay, công nghệ in 3D đã đủ tiên tiến để dễ dàng sản xuất đế giày và trang sức, nhưng nó vẫn là một quá trình tương đối khó khăn để in 3D một chiếc váy hoặc áo khoác.

Hàng may mặc là một trong những thách thức lớn nhất đối với các nhà thiết kế. Đối với hầu hết các phần, in 3D được sử dụng để sản xuất các bộ phận cần ít sự linh hoạt. Đó là lý do tại sao thời trang in 3D là một quá trình rất tốn kém nhưng vẫn dành cho các chương trình, các show diễn thời trang.

Ngày nay, hầu hết các sản phẩm may mặc in 3D thường được chế tạo theo hệ thống lưới, được in 3D riêng lẻ và sau đó được lắp ráp.

Bất chấp tất cả những thách thức với thời trang in 3D, các nhà thiết kế cùng với các kỹ sư đã cố gắng vượt qua nhiều khó khăn để tạo ra những mẫu thiết kế. Chúng ta hãy cùng xem xét một vài điển hình trong bài viết này.

Danit Peleg Thời trang in 3d – Liberty Leading the People

Quay trở lại năm 2015, Danit Peleg đã giới thiệu bộ sưu tập thời trang đầu tiên của cô, Liberty Leading The People, cũng là dự án tốt nghiệp của cô tại Đại học Thiết kế Shankar.

Điều đặc biệt của bộ quần áo in 3D này là cô ấy đã làm tất cả ở nhà, trên một máy in 3D nhỏ. Ngoài ra, việc cô không có kinh nghiệm trước đây về in 3D khiến dự án này trở nên ấn tượng hơn nữa.

Hầu hết các bộ thời trang từ bộ sưu tập Liberty Leading The People được lắp ráp từ nhiều bộ phận in 3D. Sử dụng thiết kế lưới trên chiếc váy, nhà thiết kế đã đạt được sự linh hoạt cử động mong muốn và thu hút khá nhiều sự chú ý.

Kể từ khi giới thiệu bộ sưu tập quần áo in 3D đầu tiên của mình, Peleg đã tạo ra một bộ sưu tập ấn tượng khác như The Birth Of Venus.

Mục tiêu cuối cùng của Peleg là làm cho thời trang in 3D ngày càng mở rộng và ứng dụng hơn. Nói cách khác, cô ấy muốn đưa nó ra từ các show diễn để đến với người dùng. Để đạt được điều đó, cô đã giới thiệu sản phẩm may mặc in 3D đầu tiên có sẵn để mua – một chiếc áo khoác và bán trên trang web của cô với giá 1500 đô la.

Xem thêm bài viết: Nghệ thuật Textile art

Đầm in 3D Pangolin

Đầm in 3D: The futuristic Pangolin. Nguồn: Alexis Day Agency

Chiếc váy in 3D Pangolin sử dụng vật liệu in 3D đàn hồi được tăng cường nano, mang lại sự linh hoạt và độ bền cao. Nó được tạo ra với sự hợp tác giữa threeASFOUR, Stratasys và kiến trúc sư Travis Fitch.

Chiếc váy được in trên 10 máy in và mất 500 giờ để hoàn thành. Sau khi in, tất cả các bộ phận giống được kết nối với nhau để tạo thành chiếc váy.

Áo khoác không có đường may

Áo khoác không đường may. Nguồn: All3DP

Năm 2016, Ministry of Supply đã giới thiệu một chiếc áo khoác in 3D, với mức giá $ 250, được bán hết một cách nhanh chóng.

Áo khoác được in 3D không có đường may khiến cho nó trở thành một trang phục rất thoải mái. Và mặc dù thiếu các đường may, quần áo vẫn có các khớp nối với mục đích theo đường cong cơ thể của bạn.

Chiếc áo khoác được làm trên máy dệt kim robot 3D, một quy trình giúp tiết kiệm vật liệu hơn so với dệt truyền thống. Khoảng 15% đến 30 % vật liệu bị lãng phí với các phương pháp thông thường.

Đồng hồ cao cấp Panerai

In 3D bước vào cuộc chiến chế tạo đồng hồ. Nguồn: Sculpteo

In 3D kim loại là một công nghệ hoàn hảo đối với các nhà sản xuất đồng hồ.
Đồng hồ Lo Scienziato từ Panerai có vỏ bằng titan được in 3D hoàn toàn và được chế tạo thông qua quá trình thiêu kết laser kim loại trực tiếp.

Để sở hữu chiếc đồng hồ này, bạn sẽ phải chi 170.000 đô la.

Xem thêm bài viết: công nghệ trang trí trang phục

Túi XYZ – Túi xách có thể tùy chỉnh

Túi xách Dada Nguồn: xyzbag.com

Bộ sưu tập túi xách in 3D Dada là bộ sưu tập của XYZ Bag – một thương hiệu Ý. Mỗi chiếc túi bao gồm một dây đeo bằng da được gắn vào vỏ in 3D với lớp vải lót.

Nhờ in 3D, túi có thể được tùy chỉnh theo mong muốn của từng cá nhân như màu sắc, chữ khác nhau. Khi bạn nhấp chuột vào một trong các túi trên trang web của họ, bộ cấu hình sẽ tải lên để bạn có thể tùy chỉnh túi trước khi tiến hành thanh toán.

Những chiếc túi này có giá từ 290 đến 330 euro, khá đắt nhưng cũng hợp lý cho một sản phẩm in 3D.

Giày Adidas

Giày thể thao Adidas Futurecraft 4D. Nguồn: CNBC

Hợp tác với Carbon – một công ty chuyên về in 3D nhựa, Adidas gần đây đã phát triển midsole (đế giữa) in 3D được sản xuất hàng loạt đầu tiên.

Với mục tiêu mang lại sự thoải mái tối đa khi chạy, Adidas đã quyết định in 3D là cách duy nhất để tạo ra hình dạng phức tạp mà họ đang tìm kiếm trong đôi giày Futurecraft 4D của họ. Nếu sử dụng các kỹ thuật sản xuất truyền thống, đế giữa 4D sẽ cực kỳ khó để thực hiện, nếu không nói là không thể. Với công nghệ in 3D Carbon, Adidas có thể dễ dàng thực hiện theo cấu trúc mong muốn, có lưới mắt cáo phức tạp.

Năm ngoái Adidas đã đi tiên phong trong phần đế giữa, triển khai nó thành những đôi giày như Daniel Arsham x Adidas.

Ganit Goldstein – Giày cao gót

In 3D từ giày thể thao đến giày thời trang. Nguồn: ganitgoldstein.com

Với sự giúp đỡ của Stratasys, nhà thiết kế Ganit Goldstein đã sản xuất một chiếc giày dệt in 3D. Tác phẩm này là một phần của dự án Between the Layers, bao gồm nhiều giày và quần áo được in 3D.

Chiếc giày này được tạo ra bởi máy in 3D Stratasys Connex3, có khả năng in nhiều màu sắc và vật liệu. Bên cạnh in 3D, Goldstein đã sử dụng ikat, một kỹ thuật phương Đông để nhuộm vải dệt.

Đôi giày đã được trình diễn vào ngày 17 tháng 12 tại San Francisco trong Cuộc thi Nghệ thuật Thời trang 2018.

Mặc dù thời trang in 3D vẫn là một thứ xa xỉ, nhưng các dự án được mô tả ở trên cho thấy công nghệ này có tiềm năng lớn để mở rộng sang các lĩnh vực sản xuất hàng loạt và tùy biến.

Công nghệ in 3D – Bước ngảy vọt trong thế giới thời trang
Xem thêm bài viết: trang trí áo len dễ thương

Tổng kết

Một số công ty đã cung cấp các sản phẩm in 3D thông qua các cửa hàng và mạng trực tuyến, mở ra nhiều khả năng hơn trong tương lai. Và với các kỹ thuật cải tiến mới, chẳng hạn như hệ thống lưới, các nhà thiết kế đang học cách khắc phục độ cứng vật liệu vốn có của in 3D.

Hy vọng bài viết đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích.

Chúc các bạn thành công.

Rate this post

Bài viết liên quan