Góc nhìn về áo dài của cô bé dạy may

Cứ dịp Tết lại rầm rộ áo dài. Nhà nhà áo dài, người người áo dài.

Vẫn là tư duy cũ, quan niệm cũ và sự tranh cãi cũ.
Em xin được phép copy lại bài viết cách đây 1 năm em đã đăng về chiếc áo dài cách tân và chiếc sườn xám của người Trung Quốc.
Bài viết cũ với tư cách nói lên cái nhìn cá nhân, không hề có ý mạo phạm hay đả kích 1 cá nhân nào. Hocmay.vn

GÓC NHÌN VỀ ÁO DÀI CỦA CÔ BÉ DẠY MAY!!!

Bài viết về áo dài Việt Nam bằng tiếng Anh [HAY NHẤT] - Step Up English |  Thoitrangviet247

Mấy ngày nay tin tức, báo chí bùng nổ kiểu “khổ cái phận đàn bà, đến mặc cái áo, tấm váy cũng bị quy chụp cái tội “làm hỏng quốc thể””.

Nói ngắn gọn, mình thấy áo dài cách tân thực chất vẫn là áo dài. Mình chỉ không hiểu sao có những nhân vật làm thời trang lại đưa ra quan điểm đây không phải áo dài hay đây là áo dài Trung Quốc. Mình sẽ liệt kê một số điểm chính để chỉ ra chỉ những người hoặc không hiểu, hoặc bảo thủ, tư duy không được cởi mở mới lên án một nét mới sinh động của tà áo dài xuân Đinh Dậu năm nay.

+ Thứ nhất, bạn cần có chút kiến thức về may mặc để hiểu CẤU TRÚC RẬP (nếu không hiểu thì trợn mắt xem ảnh là hiểu nhé!). Cấu trúc rập của 90% áo dài cách tân đều dựa trên áo dài truyền thống. Bên mình vẫn có các lớp dạy áo dài, và bài đầu tiên là dạy vẽ mẫu cắt Áo dài ôm bó theo truyền thống, rồi từ đó, hướng dẫn mọi người cải biên để ra được mẫu áo rộng rãi, thịnh hành hiện nay.

Cấu trúc của áo dài là vai raglan chéo, phần tay nối thẳng lên cổ. Còn cấu trúc của sườn xám (áo dài) Trung Quốc là vai tròn, phần tay chỉ nối đến đỉnh vai. Áo dài của ta thì xẻ từ eo đổ xuống, còn sườn xám sẽ xẻ cao trên đùi. Cách cắt hò của áo dài dựa trên phần vai chéo, còn hò trên sườn xám là đường cong điệu đà trên ngực áo. Vậy là rõ mười mươi áo dài cách tân không thể nhầm sang sườn xám Trung Quốc nữa rồi nhé!

+ Thứ hai, cái quan trọng nhất mình thấy khác nhau giữa áo dài cách tân và áo dài truyền thống thì không thấy cha nào tư duy kiểu gái phát biểu; đấy là CHẤT LIỆU.

Khi học viên bên mình học, mình cũng nói rõ ngay, lớp không học áo dài truyền thống vì bỏ qua bước xử lý các chất liệu khó (voan, lụa, ren…). (Khóa bên mình chỉ có 2-3 buổi nên cần đơn giản hóa vấn đề chất liệu) Thường thì các loại vải có tính rủ, lên áo dài truyền thống sẽ đẹp hơn, và ngược lại, chẳng mấy khi chúng ta dùng những loại vải không co giãn (thô, linen…) để làm đồ ôm bó.

Bạn may cái quần cullotes bằng vải voan, đũi hay thô thì nó vẫn là quần cullotes. Cớ sao cái áo dài lại không phải áo dài?

+ Thứ ba là chuyện bên dưới MẶC QUẦN HAY MẶC VÁY?”

Cá nhân mình thấy, mặc gì cũng được miễn không cởi truồng hoặc mặc phản cảm, phối màu tùy tiện, vậy thôi.

Mình xin đưa ra dẫn chứng chuyện xưa xửa từ thời Minh Mạng (1822), khi tất cả phụ nữ Đàng Ngoài mặc váy thì chiếu vua ban lệnh cấm “quần không đũng”, cũng từng vấp phải sự phản đối quyết liệt thời đấy.

Vậy nên, “thời trang là một vòng xoáy lặp đi lặp lại ở những cấp độ khác nhau. Chuyện hôm nay mặc quần với áo dài, mai mặc váy, ngày khác lại mặc với quần jeans, không có gì đáng ngạc nhiên. Văn hoá luôn luôn thay đổi. Thời trang là phần động của văn hóa nên thường xuyên thay đổi.” (trích tuoitre.vn)

+ Thứ tư, các thành phần nhắm mắt phản đối có chắc ÁO DÀI TRUYỀN THỐNG CÓ THỰC CHẤT LÀ TRUYỀN THỐNG?

Bạn sẽ bất ngờ, nếu biết những mẫu áo dài được gọi là truyền thống hiện nay chỉ mới thực sự được ứng dụng từ những năm 1960.

“Chiếc áo dài chiết eo ôm sát mà mọi người ngày nay cho là áo dài truyền thống cũng từng là một thứ cách tân và bị lên án. Chỉ những cô gái rất bạo dạn thời xưa mới dám diện áo dài kiểu này. Tà áo dài chấm gót cũng từng là một thứ mới mẻ. Bà tôi kể rằng xưa có lần bà may áo dài chấm gót đã bị mẹ mắng và cắt đi tà áo dài cho ngắn lại, vì ngày xưa tà áo dài chỉ dài qua nửa gối”, dẫn lời cô Trần Thanh Trúc (ngụ tại TP.HCM), thành viên nhóm Đại Việt cổ phong, gồm những người yêu mến và nghiên cứu phong tục xưa. (trích baodansinh.vn)

Túm cái váy lại là chuyện mặc cái gì chẳng có gì to tát để bàn. Vấn đề chính, mình thấy các anh đàn ông vẫn nặng tư duy mái phát biểu vô duyên kiểu “cacao pha với mắm tôm” là không được. Chị em đang xúng xính, hớn hở với áo mới váy mới, tự dưng ông ném cho dăm ba câu chê bai, giễu cợt khác nào ra đường gặp bạn cũ rồi hỏi “Sao dạo này mặt mày nhiều mụn thế?” “Ăn gì mà béo thế?”. Hỏi thế xong thấy người ta buồn có làm mình vui hơn không, sống có thọ thêm không, tiền mừng tuổi có được đồng nào nữa không?

Tổng kết

Vậy đi cho lành ha, quan tâm làm gì mấy anh tư duy xôi thịt. Các anh ngày nào diện nguyên bộ áo dài, su chiêng độn, giày cao gót ra đường thì lời nói may ra còn có trọng lượng. Phụ nữ diện cho nhau xem chứ có diện cho mấy anh xem đâu. Các mẹ các chị thích mặc gì thì mặc cái đấy, thiên hạ có bao giờ khóc bao giờ cười với mình đâu. Đời thì ngắn, nghĩ nhiều làm gì

Rate this post

Bài viết liên quan