Khám phá kỹ thuật xử lý chất liệu nghệ thuật tạo hình độc đáo trên bề mặt vải Bạn đã biết về quilting, xếp li (pleating), thêu (embroidery) – những kỹ thuật phổ biến để tạo hình trên mặt vải. Tuy vậy, bên cạnh những kỹ thuật dễ thực hiện, còn rất nhiều kỹ thuật sáng tạo đỉnh cao mà các nhà mốt đã thực hiện trong bộ sưu tập haute couture (thời trang may đo cao cấp) từ thế kỷ 18 như smocking, bubbling, tucking, gathering,.. Đến nay, kỹ thuật xử lý bề mặt chất liệu vẫn giữ nguyên giá trị của nó và được ứng dụng trong các sản phẩm thời trang, đặc biệt là những trang phục cao cấp.
Bạn đang xme bài viết: Khám phá kỹ thuật xử lý chất liệu – nghệ thuật tạo hình độc đáo trên bề mặt vải
Vậy cụ thể thì nghệ thuật tạo hình trên mặt vải (Manipulating Fabric) là gì?
Có rất nhiều định nghĩa về kỹ thuật này, tuy nhiên ta có thể hiểu nôm na rằng: Nghệ thuật tạo hình trên mặt vải là những ý tưởng sáng tạo về cách thức thay đổi hình dạng và sự cảm nhận về mặt vải với kim và chỉ. Khi thực hiện, người ta sẽ dùng kim chỉ kết nối các điểm trên vải (đã được tính toán trước) để biến đổi cấu trúc vải, hoặc trang trí thêm, làm phồng mặt vải. Kỹ thuật này giúp bạn tạo những nếp nhăn nghệ thuật, đường gấp, gợn sóng, làm phồng, biến đổi một mảnh vải thông thường thành một tác phẩm với kiểu sắp xếp tinh túy trên từng cm vải.
nghệ thuật tạo hình trên mặt vải (Manipulating Fabric)
Hầu hết các kỹ thuật đỉnh cao này xuất hiện từ rất lâu, xuyên suốt lịch sử của vải vóc, và nghệ thuật này đang trở lại và xuất hiện ngày càng nhiều trên những sản phẩm. Đối với những nhà nghiên cứu và thiết kế bề mặt chất liệu vải, những phương pháp cơ bản cần biết là gathering (xếp nhún), pleating (xếp li), tucking (gấp nếp), smocking (lộn vải), quilting (kết nhiều mảnh thành một)
nghệ thuật tạo hình trên mặt vải (Manipulating Fabric).
Để tạo được đúng kết quả kỹ thuật mang lại, các loại vải sử dụng phải khá nhẹ và có kết cấu bền, không co dãn 4 chiều. Những loại vải thường được sử dụng gồm có: Vải linen, cotton, lụa, ren, nhung, len, dạ… Trong đó vải cotton và lụa được ứng dụng nhiều nhất vì 2 loại vải này cho hiệu ứng đẹp khi tạo khối. Với những loại muslin thô ráp, người ta thường làm mềm vải bằng cách giặt với chất tẩy rửa, giặt khô, làm ẩm, hoặc ủi trước khi tạo hình bề mặt vải.
Nghệ thuật tạo hình độc đáo trên vải được ứng dụng như thế nào?
Trong thời trang
Đi theo dòng thời gian, hầu hết các kỹ thuật tạo hình vải được sáng tạo trong khoảng thế kỷ thứ 16, thời Trung cổ. Trong đó, kỹ thuật smocking xuất phát từ nước Anh, dùng để trang trí trên áo lót và phần ngực áo của những quý cô tầng lớp thượng lưu.
Kỹ thuật smocking trên cổ áo một quý cô thượng lưu vào thế kỷ 16
Sau đó, kỹ thuật này trở nên phổ biến, được ứng dụng đa dạng hơn trong phần cổ áo, tay áo, ngực áo, đặc biệt là trang phục dành cho trẻ em ở các nước Châu Âu.
Chiếc máy Smocking đầu tiên được ra đời vào khoảng đầu những năm 1950, nó giúp tăng năng suất và tiết kiệm thời gian, công sức nhưng lại hạn chế về kiểu dáng.
Trên sàn diễn thời trang xuân hè 2017, chúng ta cũng bắt gặp nhiều mẫu thiết kế ứng dụng xu hướng smocking để tạo điểm nhấn và sự độc đáo cho những thiết kế thêm duyên dáng.
Mẫu thiết kế thời trang cao cấp của Alexander MCQueen thu hút bởi những nếp gấp smocking
Smocking – ban đầu chỉ góp phần là một chi tiết trang trí nhỏ trên trang phục, nhưng bây giờ đã trở thành cảm hứng sáng tác cho nhiều nhà thiết kế trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ thời trang, phụ kiện cho tới trang trí nội thất.
Tại Việt Nam, kỹ thuật này cũng được sử dụng trong bộ sưu tập trình diễn thời trang của nhiều nhà thiết kế, trong đó có nhà thiết kế Công Trí. Chắc bạn còn nhớ bộ sưu tập “Hanoia design by Công Trí” dạo chơi với chất liệu lụa Lãnh Mỹ A nổi tiếng đặc trưng của miền Bắc Việt Nam? Xuyên suốt bộ sưu tập là những chi tiết thủ công tinh xảo với kỹ thuật xử lý smocking đan tết vải với kỹ thuật mắt nan. Cộng hưởng giữa sắc đen bóng huyền ảo của Lãnh Mỹ A và nghệ thuật bố cục chi tiết tinh xảo, đã tạo nên bộ sưu tập thuần Việt vừa gần gũi nhưng không kém phần lạ lẫm, tạo sức hút thị giác ấn tượng sang trọng và hiện đại.
Một số thiết kế tinh xảo trong BST “Hanoia design by Công Trí” với kỹ thuật smocking
Trong phụ kiện thời trang
Kỹ thuật “Manipulating Fabric” được ứng dụng nhiều để làm túi xách, ví cầm tay, mũ nón, mặt dây chuyền, bông tai phong cách bohemian.
Bộ sưu tập phụ kiện của Tamara Anna Efrat áp dụng nhiều kỹ thuật xử lý bề mặt chất liệu, cụ thể là vải nỉ, vải bố, vải canvas.
Kỹ thuật smocking vừa được ứng dụng làm túi xách cao cấp cũng như phụ kiện bụi bặm, cá tính
Trong nội thất
Gối dựa sofa, giường ngủ, đèn bàn, màn cửa là những vật trang trí nội thất thường được đưa nghệ thuật thiết kế bề mặt vải vào để tạo điểm nhấn cho căn phòng.
Màn che bồn tắm sử dụng kỹ thuật gathering để tạo điểm nhấn thú vị cho căn phòng
Bộ mền gối được thực hiện công phu với kỹ thuật tucking trên bề mặt vải lụa
Sau khi được giới thiệu về những sản phẩm tuyệt vời mà nghệ thuật thiết kế bề mặt chất liệu vải mang lại, bạn có tò mò muốn biết cách thực hiện một số kỹ thuật thông dụng? Hocmay sẽ chia sẻ cho bạn ngay sau đây.
Xem thêm bài viết: hướng dẫn Cách may áo sơ mi nam kiểu đơn giản
Chi tiết về một số kỹ thuật tạo hình trên mặt vải thông dụng
Cách ước tính vải khi thực hiện kỹ thuật tái cấu trúc mặt vải
Đây là bước quan trọng cần làm đầu tiên để tính toán độ dài vải trước khi bắt tay thực hiện. Bạn hãy lấy một mẫu vải nhỏ trong số vải bạn dự định làm, chuẩn bị mẫu và vẽ sẵn khoảng cách các điểm may để may thử. Sau khi thực hiện xong trên mẫu, bạn đo chiều ngang, dọc của vải trước và sau khi thực hiện. Sau đó dùng phép tính sau để tính vải may chính thức:
Lượng vải cần có = [số đo trước khi may / số đo sau khi may] x số đo mục tiêu.
Ví dụ, trước khi may mũi diamond smocking, số đo mảnh vải mẫu là 10x10cm, sau khi thực hiện, vải còn 5x5cm. Với mục tiêu thành phẩm là 100cm, lượng vải bạn cần chuẩn bị là: (10/5)x100 = 200cm vải chiều dài và rộng (200x200cm)
Phương pháp tạo nếp vải Smocking
Smocking là một phương pháp tạo nếp vải bằng cách may tay, theo đó người ta đặt các mũi may trên các vị trí dạng lưới, rồi kéo sát vải lại với nhau để tạo ra những mẫu lặp lại thường xuyên trên toàn bộ mảnh vải.
Smocking
Smocking là một kỹ thuật tuyệt đẹp trong nghệ thuật sáng tạo bề mặt chất liệu. Smocking cho ra kết cấu 3D mà nhìn bằng mắt thường, khó có ai hình dung được cách thực hiện.
Mặc dù smocking cho hiệu ứng tốt nhất khi thực hiện trên vải có trọng lượng nhẹ, nhưng tùy mục đích sử dụng, bạn có thể dùng nhiều loại vải để thực hiện các loại kỹ thuật khác nhau. Thông thường, các loại vải có độ bóng sẽ mang lại hiệu quả thị giác tốt nhất, một số mẫu có thể được trang trí với hạt hoặc thêu tay.
Có 3 loại smocking:
- English Smocking (Smocking kiểu Anh): Là một quy trình gồm 2 bước tạo kết cấu vải: May lược các điểm cách đều nhau tạo li (pleats) theo hàng dọc trước, sau đó nối các điểm trên li theo chiều ngang, tạo thành hiệu ứng. Cách làm này tạo nên nét đặc trưng của English Smocking – tính đàn hồi của hàng li dọc. English Smocking gồm hơn 10 mẫu, mỗi mẫu cho nhiều hiệu ứng khác nhau: Mock Chain (chuỗi), Surface Honeycomb (tổ ong), Cable (dây thừng), Diamond (kim cương), Wave (gợn sóng), Feather (lông vũ),…
- Direct Smocking (Smocking trực tiếp): Loại này cũng tương đồng với English Smocking nhưng thay vì dùng quy trình 2 bước, thay vì tạo pleats sẵn, ta chỉ cần may nối các điểm đã tính toán trước trên mặt vải để tạo hiệu ứng tương tự English Smocking.
- North American Smocking (Smocking kiểu Bắc Mỹ): Đây là kỹ thuật may theo cấu trúc dạng lưới với các mũi hở, tạo ra những đường gấp với kết cấu phức tạp. Smocking kiểu Bắc Mỹ này có nhiều mũi như: Lattice (lưới), Lozenge (hình thoi), Flower (bông hoa).
- Italian Smocking (Smocking kiểu Ý): Là dạng may li ép sát vào nhau để tạo hình trên vải. Có 2 loại smocking Ý: smocking viền và smocking rải rác.
Trong bài viết này, hocmay sẽ hướng dẫn bạn cách làm 2 kiểu smocking đơn giản và thông dụng để bạn tập tành làm nhà thiết kế vải nhé.
Xem thêm bài viết: phong cách thời trang các nước
1. Diamond smocking
Kỹ thuật diamond smocking phù hợp với loại vải thô, không co dãn.
Bước 1: Đầu tiên bạn chấm lên mặt trái vải theo sơ đồ sau:
chấm lên mặt trái vải theo sơ đồ
cach thực hiện diamond smocking phù hợp với loại vải thô, không co dãn.
Bạn bắt đầu đâm kim từ dưới lên qua điểm số 1, sau đó kéo chỉ qua điểm số 2 rồi đâm kim xuống. Bạn thực hiện tuần tự theo mũi tên như hướng dẫn trên hình, theo đó, đầu chấm tròn là đâm kim lên, đầu mũi tên là đâm kim xuống.
cach thực hiện diamond smocking phù hợp với loại vải thô, không co dãn.
Sau đó kéo căng chỉ để các điểm may tụ lại một chỗ, gút chỉ và tiếp tục thực hiện ở vị trí bên cạnh.
Bước 3: Sau khi bạn may được khoảng 5 inch x 5 inch smocking, trải ra bàn để ủi và phà hơi nước. Bạn lưu ý không dùng bàn ủi đè lên vải nhé, vì sẽ mất đi độ phồng tự nhiên của vải. Bạn chỉ cần phà đủ hơi nước nóng từ bàn ủi để giữ nếp vải là đúng yêu cầu kỹ thuật.
Tada! Bạn đã hoàn thành kỹ thuật diamond smocking rồi!
2. Mũi Flower Smocking
Flower Smocking
Bạn cần chuẩn bị: Vải cotton mỏng, linen, hoặc lụa; kim chỉ may, bút làm dấu bằng mực tan trong nước (để dễ dàng giặt sạch bằng cách thấm 1 ít nước lên phần mực).
Bước 1: Đầu tiên, bạn cắt vải theo cách tính đã được hướng dẫn ở đầu bài, sau đó làm dấu cách mép vải 1.5 inch. Từ vị trí này, bạn đo ngang, dọc 1 inch và chấm, tạo thành dạng lưới ô vuông như hình bên dưới.
Cách thực hiện may Flower Smocking
Bước 2: Bạn đâm kim theo số thứ tự trong hình. Dùng chỉ đôi, bạn đâm kim lên từ vị trí số 1, kéo đến số 2 và tiếp tục đâm kim lên từ vị trí cách số 2 khoảng 1-2mm và kéo đến số 3. Sau khi đến vị trí số 4, bạn quay lại vị trí số 1 để hoàn thành 1 “bông hoa”.
Cách thực hiện may Flower Smocking
May lên các vị trí đã đánh dấu, tạo thành 1 hình vuông
Sau đó kéo chỉ lại, các điểm hội tụ tạo thành nếp gấp hình cánh hoa
Sau khi kéo các điểm lại, bạn gút chỉ để cố định các điểm với nhau
Bước 3: Lật mặt trái của vải để dễ quan sát vị trí dấu chấm. Bạn tiếp tục thực hiện may tại các vị trí số 1,2,3,4 và quay về 1; lặp lại cho đến hết mảnh vải.
Lật mặt trái của vải để dễ quan sát vị trí dấu chấm. Bạn tiếp tục thực hiện may tại các vị trí số 1,2,3,4 và quay về 1; lặp lại cho đến hết mảnh vải.
Bước 4: Hoàn thành xong mảnh vải, bạn căng vải ra bằng các kim ghim và làm sạch các chấm mực bằng nước. Chờ vải khô là bạn đã thực hiện hoàn chỉnh mũi Flower Smocking rồi!
Hoàn thành xong mảnh vải, bạn căng vải ra bằng các kim ghim và làm sạch các chấm mực bằng nước. Chờ vải khô là bạn đã thực hiện hoàn chỉnh mũi Flower Smocking rồi!
Tổng kết
Trên đây là 2 mẫu smocking phổ biến và dễ làm nhất, bạn thử thực hiện nhé. Trong phần 2, hocmay sẽ giới thiệu thêm các kỹ thuật khác và hướng dẫn thật chi tiết cách thực hiện, bạn đón đọc nhé.