Kiến thức chung về kim máy may cho bạn mới học may

Một chiếc kim bé nhỏ nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sản phẩm may vá của bạn. Kim may được lựa chọn đúng sẽ tạo ra những đường may đẹp, nhưng ngược lại, nếu bạn chọn sai kim, nó sẽ tạo ra rắc rối khiến bạn đau đầu như bỏ mũi, kim bị cong, đứt chỉ, hoặc tệ hơn có thể lủng vải, rách vải. cùng tham khảo bài viết dưới đây của Hocmay.vn để nắm kiến thức nhé.

Bạn đang xem bài viết: Kiến thức chung về kim máy may cho bạn mới học may

Kiến thức chung về kim máy may cho bạn mới Học May

“Giải phẫu” cấu tạo chiếc kim máy may

cau-tao-kim-may-may

Một chiếc kim may trông đơn giản nhưng có rất nhiều phần:

  • Chân kim: Là phần được gắn vào máy may; phía mặt phẳng của kim thường đi về hướng đằng sau, còn mặt cong hướng phía trước. Một số loại kim không có mặt phẳng ở chân mà hoàn toàn cong.
  • Trục kim: Là một phần nối với chân kim.
  • Rãnh kim: Chạy thẳng từ trục kim đến lỗ kim. Sợi chỉ được giữ an toàn trong rãnh này khi kim đâm xuyên qua vải. Bạn có thể cảm nhận rãnh của kim bằng cách sờ hoặc lướt nhẹ móng tay trên mặt trước của kim.
  • Lỗ kim: Là nơi các sợi chỉ đi qua từ trước ra sau. Các loại kim khác nhau sẽ có hình dạng lỗ kim khác nhau.
  • Mắt cá: Nằm ở sau lưng cây kim, và có vết lõm ở phía sau lỗ kim. Đây là nơi móc đi qua để lấy chỉ trên từ kim truyền qua suốt chỉ để tạo mũi chỉ.
  • Đầu kim: Là phần đầu nhọn đâm xuyên qua vải. Các loại kim khác nhau sẽ có cấu tạo đầu nhọn khác nhau để hoạt động tốt nhất với các loại vải.

Chọn kích thước kim đúng cách

 ti-le-kim-va-chi

Kim máy may có rất nhiều size được ký hiệu bằng một dãy số. Hệ thống size kim máy may của Châu Âu quy định bằng đường kính kim trên một milimet. Sau đây là hướng dẫn chọn size kim theo loại vải.

  • Đối với vải mỏng nhẹ, mịn, tơ: Dùng size 60/8 hoặc 65/9.
  • Với vải nhẹ: Dùng size 70/10 hoặc 75/11.
  • Với vải có độ dày trung bình: Dùng size 80/12 hoặc 90/14.
  • Với vải dày: Dùng size 90/14 hoặc 100/16.
  • Với vải rất dày: Dùng size 110/18.

Xem thêm bài viết: cách lấy số đo và tính vải may

Tỉ lệ giữa kim máy may và chỉ

Phần đầu nhọn của kim là bộ phận tiếp xúc với vải đầu tiên. Trong suốt quá trình may, sợi chỉ sẽ trượt qua lỗ kim nhiều lần với tốc độ cao. Đó là lý do vì sao ta nên biết tỉ lệ đúng giữa chỉ và kim, nếu chỉnh chỉ quá chặt hoặc quá lỏng với kim, bạn sẽ gặp sự cố khi may.

Trước khi lắp kim vào máy may, hãy luồn chỉ vào lỗ kim, giữ chặt chỉ ở góc 45 độ và trượt kim theo đường chỉ. Nếu kim bị khựng lại, hoặc vướng ở trên sợi chỉ, chứng tỏ kim quá nhỏ so với loại chỉ bạn chọn. Lúc này hãy chọn loại kim với size lớn hơn và thử lại đến khi thấy kim trượt ổn định, không quá nhanh, không quá chậm, là bạn đã chọn đúng tỉ lệ giữa chỉ – kim.

kiem-tra-ratio-giua-kim-va-chi

Kim may bị mòn và hư hỏng

Để cẩn thận hơn, bạn hãy thay kim may trước khi kim bị mòn. Để biết kim bị mòn hay không, bạn có thể dựa vào việc thường xuyên sử dụng máy may hay không, loại sản phẩm nào bạn đang thực hiện. Chú ý vào kim may sau khi may được 4 tiếng. Nếu may bị bỏ mũi, hoặc bạn nghe tiếng “pop.. pop.. pop” khi kim đâm vào vải, thì đó là úc bạn cần thay kim mới.

thu-do-sac-cua-kim

Nếu chẳng may kim đâm phải ghim vải trong khi hay hoặc kim đụng chân vịt, kim có thể bị cong hoặc hư hỏng. Để biết chính xác kim có bị hỏng hay không, bạn có thể làm theo cách này: Lấy một đôi vớ ba mỏng cũ để thử kim. Nhẹ nhàng căng vải vớ ra ở một tay, tay kia trượt đầu kim qua vải vớ. Nếu đầu kim làm xước và tạo lỗ trên vớ thì chiếc kim này cần được thay mới.

Tổng kết

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về kim máy may dành cho những bạn mới tập tành may vá mà Hocmay.vn đã tổng hợp. Chúng tôi hi vọng bạn sẽ thu được những Kiến thức may mặc và các bí quyết bổ ích giúp cho việc may vá của bạn hiệu quả hơn. Chúc bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan