Mở xưởng may gia công – Đây là một thị trường với nhiều cơ hội phát triển trong những năm tới, nên các xưởng may gia công đang hoạt động và sẽ thành lập sẽ không phải lo đầu ra, mỗi ngày kiếm 5 đến 7 triệu là chuyện không khó. Ngành may mặc nội địa đang chiếm ưu thế, người dân chuộng đồ may sẵn hơn hàng may đo, khách hàng chọn mặc đồ Việt ngày một nhiều… Các tiệm may, xưởng may gia công chính là nơi đã tạo ra xu hướng, thay đổi dần thói quen của người Việt.
Bạn đang xem bài viết: Mở xưởng may gia công – những điều bạn cần biết 2022
Lợi nhuận tăng theo cấp số nhân
Khi người tiêu dùng Việt ngày một chuộng “mặc đồ nhà làm” thì đây chính là thời cơ giúp các xưởng may ăn nên làm gia, thu lãi tiền triệu mỗi ngày. Quy mô của xưởng may sẽ quyết định đến số tiền doanh thu mỗi ngày. Vì là hàng may gia công nên chất lượng vải, chất lượng đường cắt may cũng như thời gian cần thiết để hoàn thiện một sản phẩm sẽ rất nhanh. Nhiều người chỉ cần học nửa tháng cũng đã có thể làm nghề. Một quy trình may công nghiệp.
Các xưởng may gia công thường chọn mua vải tính theo cân, mua vải là hàng thanh lý có giá từ 20.000VNĐ cho đến 35.000VNĐ/kg loại vải tồn kho, có chiều dài khoảng 2,5 đến 3m, khổ rộng khoảng 1,5m. Với một chiếc váy thời trang cần khoảng 1m vải, sau khi cộng công thiết kế, cắt may, đóng gói, chi phí tem mác, khấu hao máy… giá thành bán ra từ khoảng 30.000 VNĐ – 50.000 VNĐ/sản phẩm.
Quy mô của xưởng có 10 công nhân làm việc đều đặn 8 tiếng, làm ra khoảng 300 sản phẩm, với mức giá bán khoảng 40.000VNĐ/sp. Tổng doanh thu 300 x 40 =12 triệu. Trung bình hết hơn 1m vải được 1 sản phẩm, 300 sp sẽ tiêu tốn hết khoảng 300m vải. 1 cân vải = 2,5m, 300sp cần khoảng 15 cân vải, vải trung bình 30 nghìn/cân. 15 x 30.000 = 450.000 VNĐ. Tiền công nhân khoảng 200.000VNĐ x 10 người = 2 triệu. Dành 1,5 triệu khấu hao máy móc, 1 triệu cho các phụ phí khác.
Chi phí: 450.000 + 2.000.000 + 1.500.000 + 1.000.000 = 4.950.000 VNĐ
Tiền lãi: 12.000.000 – 4.950.000 = 7.050.000 VNĐ
Xem thêm bài viết: sự thật thú vị về ngành may
Với quy mô một xưởng may gia công tương đối với 10 công nhân thì một ngày người chủ doanh nghiệp đã có thể thu về khoảng 7 triệu tiền lãi. Số tiền lãi sẽ có sự thay đổi phụ thuộc vào quy mô cũng như nguồn hàng. Tiền vải cũng như kiểu dáng thiết kế, phụ kiện sẽ quyết định đến giá bán của sản phẩm.
Chi phí mở xưởng may gia công
Số tiền vốn đầu tư ban đầu để mở xưởng cũng không hề nhỏ. Tiền thuê mặt bằng cố định trong nhiều tháng, tiền thuê nhân công, tiền máy móc trang thiết bị, tiền nguyên vật liệu,… rồi còn tiền vốn lưu động, dự trù chi phí khi khách hàng chưa trả tiền… Tổng vốn đầu tư ban đầu có thể lên đến 200 triệu đồng.
Nếu với số vốn ít hơn, nguồn hàng chưa đều thì bạn nên bắt đầu với quy mô nhỏ hơn giống như một tiệm may với 3 thợ chính và khoảng 2 thợ làm bán thời gian. Khi đã có đủ vốn, kinh nghiệm quản lý, đơn đặt hàng đều và nhiều thì lúc đó bạn mở rộng xưởng cũng không quá muộn.
Nguồn hàng và nhân lực
Nếu không tính toán kỹ thì việc thất bại sẽ đến rất nhanh, đơn cử như việc đơn hàng đặt may không đều, một tháng công nhân không có việc vài ngày bạn cũng đã mất một khoản tiền đáng kể. Còn nếu bạn thuê công nhân, lương tính theo số lượng sản phẩm thì chắc sẽ chẳng giữ được chân họ nếu như công việc không đều.
Nguồn hàng đều đặn, liên tục là yếu tố mang tính quyết định giúp xưởng may có thể tồn tại và phát triển. Muốn có được nhiều đơn hàng thì bạn hoặc nhân viên kinh doanh (nếu có) phải làm công việc tiếp thị quảng bá sản phẩm, xưởng may để khách hàng biết, tìm hiểu và đặt hàng. Tiếp thị qua mạng cũng là một kênh mà các bạn không nên bỏ qua.
Xem thêm bài viết: biểu đô nguyên liệu may
Vấn đề pháp lý
Nếu là xưởng may nhỏ thì không cần đăng ký nhưng nếu có quy mô tương đối và bạn cũng muốn lập công ty để hợp thức hóa, giúp việc kinh doanh tốt hơn thì nên làm đúng các thủ tục, bảo vệ quyền lợi cho mình và đội ngũ công nhân viên, dễ dàng hơn trong việc mở rộng tiếp cận khách hàng.
Tổng kết
Để mở một xưởng may gia công quần áo đòi hỏi bạn có vốn nhiều và nguồn nhân công ổn định, trước khi mở xưởng bạn nên có chiến lược kinh doanh thật cụ thể và rõ ràng, tùy vào điều kiện mà chọn cách thức kinh doanh cũng như quy mô phù hợp sẽ giúp bạn dễ dàng thành công hơn. Xem thêm nhiều kiến thức hay về ngành may mặc tại hocmay.vn nhé
Chúc các bạn thành công !