Dù bạn là người mới bắt tay vào làm học may hay là người đã thành thục trong máy vá thì việc đọc thêm tài liệu về các mũi may tay thông thường sẽ không bao giờ là thừa đối với bạn. Bởi để đạt được một hàng hóa hoàn hảo, bạn không được phép thực hiện sơ sài bất kỳ một công đoạn hay chi tiết nào dù là nhỏ nhất. vì vậy hãy rất nhanh ghi lại những chia sẻ hữu ích dưới đây của Hocmay.vn để đơn giản Áp dụng khi cần nhé!
Bạn đang xem bài viết: Mũi may tay cho người mới học siêu đơn giản
Cách thực hiện mũi may tay thông thường?
Dù bạn là người mới bắt đầu học may hay là người đã thành thạo trong may vá thì việc tham khảo tài liệu về các mũi may tay thông thường sẽ không bao giờ là thừa đối với bạn. Bởi để có được một sản phẩm hoàn hảo, bạn không được phép thực hiện qua loa bất kỳ một công đoạn hay chi tiết nào dù là nhỏ nhất. Do vậy hãy nhanh chóng ghi lại những chia sẻ hữu ích dưới đây của chúng tôi để dễ dàng áp dụng khi cần nhé!
Mũi lược
a. Mô tả và công dụng
Mũi lược nhằm mục đích ổn định vị trí phần vải sắp may, có tính chất tạm thời, vì vậy bạn sẽ tháo bỏ chỉ lược đi sau khi sản phẩm may hoàn thành.
Mũi lược may dài và thưa, để giúp cho lần may chính thức được chính xác và nhanh chóng bạn chỉ cần may nhanh, không cần thiết phải may đẹp mắt và tỉ mỉ.
b. Cách thực hiện
Đầu tiên bạn bố trí các phần vải vào vị trí muốn may.
Tiếp đó tiến hành may lược trên vải: đường may từ trái sang phải, mũi kim ghim xuống vải cách xa nhau một khoảng chừng 0.5 đến 1 cm, kéo kim lên khỏi mặt vải sau khi may nhiều mũi cùng một lúc.
Đường may chính thức và đường may lược không trùng với nhau.
c. Yêu cầu kỹ thuật
Vì phần chỉ lược sẽ được tháo bỏ đi khi sản phẩm hoàn tất, do vậy mũi may không cần đều đẹp.
Phải giữ được chắc chắn các phần vải vào đúng vị trí muốn may khi may lược.
Mũi tới
a. Mô tả và công dụng
Mũi tới có các mũi may ngắn, đều đặn và cách khoảng, thường được sử dụng trong may nối.
Bề trái và bề mặt của mũi may giống hệt như nhau.
b. Cách thực hiện
May tương tự như mũi lược, tuy nhiên khoảng cách giữa các mũi chỉ rơi vào khoảng 1mm.
c. Yêu cầu kỹ thuật
– Mũi may ngắn và đều đặn, đẹp mắt.
– Đường may thẳng thớm, không bị nhăn vải.
Xem thêm bài viết: hướng dẫn cách may váy ngủ thời trang
Mũi đột khít
a. Mô tả và công dụng
Mũi đột khít khá bền chắc, có các mũi may liền cạnh nhau, do phải may từng mũi một nên khi thực hiện sẽ chậm hơn mũi tới.
Người ta thường sử dụng mũi đột khít trong may viền hoặc may nối.
b. Cách thực hiện
Ghim mũi kim xuống mặt vải theo thứ tự 1, 2, 3…; khoảng cách giữa 1-3 = 1mm = khoảng cách giữa 1-2.
Để không nhăn vải bạn cần chú ý kéo chỉ nhẹ nhàng, vừa phải.
c. Yêu cầu kỹ thuật
– Không bị nhăn vải.
– Các mũi may trên bề mặt vải ngắn và đều đặn, may thẳng hàng.
May đột thưa
a. Mô tả và công dụng
Thực hiện mũi đột thưa tương tự như đột khít, điểm khác biệt là các mũi may ở trên bề mặt cách rời nhau.
Người ta cũng thường ứng dụng mũi đột thưa trong may nối.
b. Cách thực hiện
Ghim mũi kim xuống vải theo thứ tự 1, 2, 3… nhưng khoảng cách 1-2 ngắn hơn khoảng cách 1-3.
Khoảng cách 1-3 = 2mm; Khoảng cách 1-2 = 1mm.
c. Yêu cầu kỹ thuật
– Mũi may ngắn, cách khoảng đều nhau.
– Vải không nhăn, đường may thẳng.
Mũi vắt
a. Mô tả và công dụng
Bạn có thể ứng dụng mũi may vắt khi may viền gấp mép ở lai áo quần hay cổ áo, các mũi may vắt ngang qua mép vải để dính xuống ống quần hoặc thân áo.
b. Cách thực hiện
Mép vải gấp vào vị trí muốn may, để ổn định vị trí mép vải bạn có thể may lược trước.
Đường gấp vải đặt hướng vào trong người.
May vắt theo chiều từ trái sang phải và thực hiện ở bề trái vải.
Đưa mũi kim lên ở vị trí 1 và thực hiện kéo kim lên khỏi mặt vải. Sau đó ghim mũi kim xuống vị trí 2, tiếp tục đẩy kim lên vị trí 3 cùng một lúc với vị trí 1′. Kéo kim lên khỏi vị trí 1′.
Tiến hành động tác ghim kim như vừa rồi.
Khoảng cách giữa 1-2 = 0.5 cm đến 1 cm; Khoảng cách 2-3 = 2 sợi chỉ vải.
c. Yêu cầu kỹ thuật
– Không nhăn vải, các mũi may đều đặn.
– Nên dùng chỉ cùng màu vải, các đường chỉ trên bề mặt vải thật nhỏ.
Xem thêm bài viết: kinh nghiệm chọn mua máy may
Mũi vắt hàng rào
a. Mô tả và công dụng
Khi sử dụng mũi vắt hàng rào, bề mặt chỉ thấy các mũi may nhỏ và thưa, còn các đường chỉ may ở bề trái vải liên kết với nhau như hàng rào. Kỹ thuật may này thường dùng để may viền gấp mép ống quần âu hoặc lai áo.
b. Cách thực hiện
Đầu tiên bạn thực hiện gấp mép vải và may lược. Sau đó may vắt hàng rào theo chiều từ trái sang phải. Ghim kim xuống từ 1 qua 2 và từ 3 qua 4.
c. Yêu cầu kỹ thuật
– Ở bề mặt vải may nhuyễn và ngắn
– Các khoảng cách đều đặn.
Mũi luôn
a. Mô tả và công dụng
Mũi luôn khá giống với mũi may tới, chỉ khác mũi thật thưa và nhỏ, được may luồn giữa hai lớp vải, chỉ lộ ra ở bề mặt. Để không thấy rõ đường may bạn nên dùng chỉ, nhuyễn cùng màu vải.
Mũi luôn thường được ứng dụng trong may viền tà áo, áo dài, lai áo bà ba…
b. Cách thực hiện
Thực hiện gấp miếng vải và may lược, đường may luôn và đường may lược không trùng với nhau.
May luôn bắt đầu từ bên tay phải, ở bề trái vải, may tương tự như may mũi tới nhưng đường may không lộ ra ngoài, mũi kim luồn bên trong mép vải gấp. Mũi may cách nhau khoảng chừng 3mm đến 5mm, nhỏ khoảng 1 hay 2 sợi chỉ vải.
Để vải không bị nhăn cần kéo chỉ vừa vải.
c. Yêu cầu kỹ thuật
– Vải thẳng không nhăn
– Mũi may đều và thẳng hàng. Đường may ở bề mặt vải không thấy rõ và thật nhỏ. Đường chỉ không lộ ra bề trái.
Tổng kết
Trên đây là hướng dẫn các mũi may tay thông thường mà hocmay muốn chia sẻ cùng quý bạn đọc, đặc biệt là những người mới bắt đầu học may vá. Chúc bạn thực hiện thành công và có những đường may thật tinh tế, đẹp mắt nhé! tìm hiểu thêm nhiều kỹ thuật may vá cùng Hoc may nhé.