Sử dụng thân chuối như một nguồn sợi tự nhiên đã sụt giảm sau khi nhưng loại sợi tiện lợi khác như bông và tơ tằm trở nên phổ biến. Nhưng những năm gần đây giá trị kinh tế của sợi chuối đã tăng lên và chúng được sử dụng khắp thế giới với nhiều mục đích; từ tạo ra túi lọc trà và băng vệ sinh cho tới tờ Yên Nhật và lốp xe. Avneet Kaur viết câu chuyện về sợi chuối, giải thích chi tiết cách chúng được sử dụng vào thời xưa, tính chất của chúng, quá trình chiết sợi và khả năng sử dụng của loại sợi thân thiện với môi trường trong ngành công nghiệp dệt may. cùng hocmay.vn tham khảo qua bài viết về sới chuối dưới đây nhé
Bạn đang xem bài viết: [Kiến thức] Sợi chuối trong ngành dệt may phần 1
Tác dụng của sợi chuối trong ngành dệt may
Từng được xem như là chất thải nông nghiệp và gây phiền toái cho các nông dân thì nay nó là nguyên liệu thô cho sợi chất lượng tốt tương đương với tơ lụa.
Đó là câu chuyện về sợi chuối. Hay còn được biết đến với tên gọi là sợi musa, một trong những loại sợi tự nhiên bền nhất. Loại sợi tự nhiên có khả năng tự phân huỷ từ thân cây chuối bền đến mức nếu chúng ta làm tiền giấy từ nguyên liệu này thì tờ tiền có thể sử dụng đến hơn một trăm năm. Chúng có thể làm lụa vải saris và cũng có thể làm một phần của lốp xe.
Thân cây chuối, cho đến gần đây vẫn bị xem hoàn toàn là chất thải , hiện nay được làm thành vải sợi chuối với nhiều trọng lượng và độ dày tuỳ vào xơ chuối được lấy từ phần nào của cây chuối. Phần lõi trong cùng là phần có thể thu được sợi mềm nhất và sợi cứng và dày nhất đến từ lớp vỏ ngoài cùng.
Được tạo thành từ mô tế bào dày và kết nối với nhau bằng chất keo dính tự nhiên, sợi chuối tương tự như sợi tre tự nhiên nhưng độ mịn và khả năng quay sợi tốt hơn sợi tre và sợi gai. Chúng được hợp thành từ xenlulo, hemixelulo và chất gỗ lignin.
Xem thêm bài viết: Kiến thức cơ bản về vải dệt kim
Sợi chuối được sử dụng như nào
Theo các nhà khảo cổ học, chuối lần đầu tiên được thuần hóa trong thung lũng Kuk, New Guinea vào khoảng năm 8.000 TCN. Mặc dù đây là địa điểm đầu tiên được biết đến về việc thuần hoá chuối, nhưng việc thuần hóa cũng có thể diễn ra ở Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương.
Về mặt lịch sử, thân chuối đã được sử dụng như một nguồn sợi với bằng chứng sớm nhất có niên đại từ thế kỷ 13. Nhưng sự phổ biến dần mất sau khi các sợi tiện lợi khác như bông và lụa được sử dụng rộng rãi. Trong nhiều thế kỷ, hàng dệt sợi chuối được sản xuất tại Nhật Bản và Nepan.
Ở Nhật Bản, sợi chuối là một chất liệu thay thế có giá trị cho lụa và theo truyền thống được dệt thành quần áo trang trọng cho giới giàu có. Ở cả Nepan và Nhật Bản, vỏ ngoài cùng của cây chuối đã được sử dụng để làm vải nhưng không phải để may quần áo. Vải chuối thô hơn được sử dụng làm miếng lót bàn, thảm trải sàn và mái che.
Ban đầu, người Nhật Bản và Nepan nhận ra rằng trừ phần quả, toàn bộ thân chuối bị đốn và bỏ đi như rác. Sau khi nghiên cứu thân cây, họ đã thấy rằng thân cây có thể dùng để làm thành dây bền chắc. Cuối cùng, họ đã phát hiện ra cách sử dụng khác của sợi chuối.
Ngày nay, sợi chuối được sử dụng khắp nơi trên thế giới với nhiều mục đích. Giá trị thương mại của sợi chuối đã tăng lên trong các năm qua. Chuyển đổi rác thải thành vải có thể sử dụng được và các sản phẩm khác là một thành tựu lớn.
Mặc dù nổi tiếng về phần quả, cây chuối từ lâu đã là một nguồn sợi cho hàng dệt chất lượng cao. Sợi chuối đã được sử dụng ở Philippines để làm áo sơ mi và các trang phục khác. Ở Nhật Bản, việc trồng chuối cho để làm quần áo và đồ trong nhà xuất hiện ít nhất là vào thế kỷ 13. Các sợi tách từ thân chuối, không mùi và có thể nhuộm. Chúng không co lại và bạc màu sau khi giặt. Độ cứng của vải, ngay cả khi không có hồ vải, có thể làm cho nó được ưa chuộng trong giới chính khách. Vải có thể làm từ 100% sợi chuối; còn hỗn hợp với 60% bông sẽ cho vải độ bền tối đa.
Tính chất đặc biệt của sợi chuối:
- Thấm mồ hôi: Vải từ các sợi này giúp bạn thông thoáng và giữ cho bạn mát mẻ vào những ngày nóng.
- Mềm mại và có độ bóng: Vải chuối mềm mại dù không mềm như bông hay rayon. Gần như tất cả các sợi có nguồn gốc từ thân cây hơi cứng và thô hơn vải bông và rayon. Độ bóng tự nhiên của chúng làm chúng nhìn rất giống lụa.
- Thoải mái: Vải sợi chuối rất thoải mái và hầu như không gây dị ứng.
- Phân huỷ sinh học
- Chống thấm: Chống thấm mỡ, nước, lửa và chịu nhiệt tốt.
- Độ bền: Ngay cả khi vải chuối được làm từ phần vỏ cứng bên ngoài nó không bền như những loại vải khác như vải gai dầu, tre hoặc các sợi tự nhiên khác.
- Cách điện: Nó không hoàn toàn cách điện.
- Khả năng kéo sợi và độ bền kéo: Nó tốt hơn các loại sợi hữu cơ khách về khả năng kéo sợi và độ bền kéo
Tính chất | Sợi chuối | Đay | Giấy | Gai dầu | Thùa sợi ( dứa sợi không gai) |
Độ căng | Có | ||||
Khả năng kéo sợi | Có | ||||
Chống thấm nước | Có | ||||
Sự mềm mại | Có | Có | Có | ||
Chống lửa | Có | Có | Có | ||
Chống thấm dầu mỡ | Có |
Xem thêm bài viết: cách lấy số đo và tính vải may
Điều gì làm cho sợi chuối trở nên đặc biệt?
- Sợi chuối là một lựa chọn thay thế hoàn hảo cho tất cả các sợi tổng hợp và tự nhiên.
- Sợi chuối thân thiện với môi trường, không chứa hóa chất, không độc hại và không mùi.
- Tính làm mát tự nhiên và dược tính từ sợi chuối giúp bảo vệ sức khoẻ của người sử dụng và an toàn 100% vì không sử dụng hoá chất và màu sắc độc hại.
Tính chất của sợi chối
Độ bền | 29.98 g/den |
Chỉ số sợi | 17.15 den |
Độ thấm nước | 13 % |
Độ giãn dài | 6.54 |
Chiết xuất alco-ben | 1.70% |
Xenlulô | 81.8 % |
Anpha xenlulô | 61.5 % |
Chất kết dính dư | 41.9 % |
Chất gỗ | 15 % |
Công thức kết hợp của sợi chuối với các loại khác
Sợi chuối se trơn | |
Mô tả | Đơn vị đếm (Ne) |
100% sợi chuối | 8-40 |
70 % sợi chuối 30 % sợi bông đã lược | 16-40 |
50% sợi chuối % 50% sợi bông đã lược | 16-40 |
30 % sợi chuối % 70 % sợi bông đã lược | 16-40 |
70 % sợi chuối 30 % sợi sồi | 16-40 |
30 % sợi chuối 30 % sợi tencel ( sợi bột gỗ ) | 16-40 |
50 % sợi chuối 50 % sợi đậu nành | 16-40 |
Sợi chuối se xù | |
Mô tả | Đơn vị đếm (Ne) |
100 % sợi chuối | 8-21 |
70 % sợi chuối 30% sợi bông đã lược | 16-30 |
50 % sợi chuối 50 % sợi bông đã lược | 16-30 |
30 % sợi chuối 70 % sợi bông đã lược | 16-30 |
70 % sợi chuối 30 % sợi sồi | 16-30 |
30 % sợi chuối 30 % sợi tencel (sợi bột gỗ) | 16-30 |
50 % sợi chuối 50 % sợi đậu nành | 16-30 |
Trong thập kỷ qua, sự quan tâm sử dụng sợi chuối để chế tạo hàng dệt đã trở lại tại Ấn Độ và hiện tại là ở Trung Quốc. Trong vài năm gần đây, trường Cao Đẳng Khoa Học và Kỹ thuật khu vực Tiruchirappalli và Khu Doanh Nghiệp Công Nghệ kết hợp với Bộ Nông nghiệp chính phủ Ấn Độ tiến hành phát triển một loại máy đã được cấp bằng sáng chế có thể chuyển thân cây chuối thành sợi thích hợp cho việc sản xuất hàng dệt. Ấn Độ có thể sẽ là địa điểm nơi hàng dệt sợi chuối đưa ra đợt chào bán công khai đầu tiên.
Không giống như cây gai dầu hoặc tre, quá trình xử lý thân chuối thành các sợi dệt sử dụng được hiện nay không cần giầm diệt khuẩn gây tốn nhiều thời gian hoặc quá trình nghiền nhỏ hoặc nghiền nát (một thao tác cơ học, làm nát và giã vật liệu đã giầm, tách rời sợi trong thân cây). Thu hoạch sợi chuối tương đối nhanh và không quá nhiều sức lao động. Sợi chuối có thể dễ dàng được phận loại dựa theo độ dày. Các sợi trong cùng của lõi mềm và dẻo nhất; các sợi bên ngoài là dày nhất và cứng nhất. Quá trình xử lý từ thân cây chuối thành hàng dệt trái ngược với quá trình chuyển đổi chậm chạp và tốn nhiều nhân công từ thân gỗ của tre, cây gai dầu hoặc lanh thành sợi phù hợp cho dệt may.
Ở hầu hết những vùng trồng chuối, những thân cây chuối bị bỏ lăn lóc mỗi năm chỉ chờ để được coi là hàng dệt hữu ích. Cho đến gần đây, không có phương pháp nhanh và hiệu quả để xử lý chúng. Có một lý do quan trọng khác là sợi chuối vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi trong ngành dệt quốc tế: việc sản xuất hàng loạt của sợi bông giá rẻ sẵn có.
Bây giờ câu hỏi được đặt ra là là, liệu sợi chuối có thể được sản xuất trên quy mô lớn và về mặt kinh tế, liệu chúng có khả năng thay thế cho sợi bông hay không?
Xem thêm bài viết: Kiến thức cơ bản về vải dệt kim
Sợi chuối trong dệt may chắc chắn sẽ làm giảm nhu cầu về bông ở quy mô lớn. Tuy nhiên, sợi chuối không thể thay thế toàn bộ bông mà không gây ra những vấn đề nghiêm trọng về môi trường. Sợi chuối và các loại sợi khác phối hợp với sợi bông là tốt nhất. Một vài nhà sản xuất ở Ấn Độ và Trung Quốc hiện nay kết hợp sợi chuối vào vải pha trộn bông. Sự pha trộn của sợi bông và sợi chuối có thể làm giảm nhu cầu trồng bông.
Ấn Độ là nước lớn nhất và Trung Quốc là nước trồng chuối lớn thứ hai. Sự quan tâm gần đây trong việc phát triển thân cây chuối thành sợi dệt đã được một phần do sự cần thiết phải xử lý và tận dụng một số lượng lớn các rác thải nông nghiệp là sản phẩm phụ của việc trồng chuối. Ở cả Ấn Độ và Trung Quốc, cũng có một nhận thức ngày càng tăng về các vấn đề liên quan đến việc trồng bông vải quy mô lớn.
Có một vài tin tốt về việc trồng chuối trên toàn thế giới. Sự gia tăng nhận thức của người tiêu dùng ở nhiều nơi liên quan đến tranh chấp lao động, các vấn đề chính trị và môi trường xung quanh việc trồng chuối. Ngày càng có nhiều nỗ lực quốc tế để luân canh cây chuối với các loại cây trồng khác và sử dụng các phương pháp trồng hữu cơ. Lịch sử thực tiễn lao động và phân chia lợi nhuận liên quan đến việc trồng chuối đã gây tranh cãi ở Trung Mỹ, nhưng câu chuyện tranh cãi chính trị như vậy vẫn chưa xuất hiện ở những nơi trồng chuối khác như Ấn Độ và Trung Quốc. Cũng có những nỗ lực quốc tế nhằm đảm bảo cải thiện mức giá tốt hơn cho các nhà sản xuất chuối địa phương trong các Hiệp định Thương mại Công bằng.
Vì chuối chủ yếu được trồng ở những nông trại nhỏ ở Ấn Độ và Caribê, việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc diệt nấm, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ trên các trang trại nhỏ thường ở mức thấp nhất.
Tổng kết
Không giống như việc trồng chuối trên các trang trại nhỏ, các đồn điền của công ty lớn có một hồ sơ xấu về tác động môi trường cũng như trách nhiệm xã hội. Doanh nghiệp trồng trọt về cơ bản là một cuộc chạy đua quyết liệt nhằm thu được nhiều lợi nhuận từ chuối. Điều này dẫn đến việc sử dụng hoá chất trong quá trình trồng trọt, làm ảnh hưởng lớn môi trường và gây ra những vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng cho người dân sống ở quanh khu vực trồng chuối lớn của doanh nghiệp.