Toàn bộ tuyệt chiêu về sử dụng và bảo quản áo da bạn nên biết (Phần 1)

Toàn bộ tuyệt chiêu về sử dụng và bảo quản áo da bạn nên biết (Phần 1) – Áo khoác da luôn được coi là trang phục thời thượng làm mê mệt các tín đồ thời trang bởi vẻ chất ngầu và mức giá ngất ngưởng của nó. Nhiều người sẵn sàng đầu tư một khoản tiền không nhỏ để sở hữu áo khoác da, món đồ có thể giữ nguyên giá trị đến vài năm nếu được bảo quản đúng cách. Nhưng bạn đã biết cách bảo quản đúng cách là như thế nào?

Trước khi tìm hiểu vấn đề này, bạn có thể muốn biết về lịch sử và các loại  chất liệu cơ bản của áo da để bảo quản đúng cách. Đây cũng là nội dung chính trong phần 1 của toàn bộ tuyệt chiêu bạn cần biết.

Lịch sử của áo da

Áo khoác da là loại trang phục phổ biến, có độ dài đến thắt lưng người mặc, được làm từ da thuộc hoặc chất liệu giả da động vật. Chất liệu da thường được nhuộm màu đen, màu nâu và thậm chí là một vài màu sắc khác nữa. Những chiếc jacket bằng da đã đi vào lịch sử, gắn liền với không ít văn hóa và tầng lớp trong xã hội, từ thời trang bikers của những tín đồ đam mê xe phân khối lớn, đến chàng cao bồi miền tây nước Mỹ hay ngôi sao của các dòng nhạc subculture – được biết đến như giới nghệ sĩ có sức sáng tạo nổi bật sẵn sàng đi ngược lại xu hướng.

Hầu hết áo khoác da hiện đại ngày nay được sản xuất tại Pakistan, India,Canada, Mixico và Mỹ, với chất liệu lấy từ da động vật trong ngành công nghiệp thực phẩm. Chất liệu giả da như polyurethane hay PVC thường được dùng để thay thế da thật để phục vụ cho nhu cầu của người yêu thời trang song phản đối việc xâm hại động vật phục vụ cho nhu cầu thời trang của con người. Hơn thế, việc sử dụng áo khoác giả da cũng đem lại lợi ích về kinh tế khi giá của chúng thường rẻ hơn hàng thật rất nhiều lần.

Đầu thế kỉ 19, áo khoác da nâu thường được giới phi công và các thành viên trong quân đội sử dụng nhiều. Trong suốt thế chiến thứ II, chúng dần được biết đến với tư cách là áo khoác bomber và được mọi người ưa chuộng bởi khả năng giữ nhiệt tuyệt vời. Áo khoác da còn phổ biến đối với tổ chức cách mạng Bolsheviks ở Nga và gần như trở thành quân phục trong giới ủy viên nhân dân trong suốt cuộc nội chiến ở Nga.

Các loại chất liệu da cơ bản

Chất liệu phổ biến của áo khoác da thường có nguồn gốc từ da của loài cừu, bò hay linh dương. Miễn là da được lấy khỏi động vật trong quá trình xử lý, da sẽ được làm đông lạnh, ướp muối hoặc ngâm trong các thùng nước biển. Sau đó chúng được chuyển tới xưởng thuộc da nơi trải qua hàng loạt quá trình xử lý để bảo quản và làm mềm da.

Áo khoác da có nhiều đặc điểm và tính chất không giống nhau vì thế đòi hỏi cách bảo quản và làm sạch khác nhau. Sau đây là 4 loại vải được phổ biến để làm nên những chiếc áo khoác da:

Da lộn:

Da lộn tự nhiên được tạo nên từ phần mặt trái của da động vật với đặc tính mềm mịn. Nhược điểm lớn nhất của loại chất liệu này là dễ thấm nước và bám bẩn, chính vì điều này mà nó đòi hỏi việc bảo quản riêng biệt.

Da nubuck:

Gần giống với da lộn, là da thật được mài mòn bề mặt để tạo thành bề mặt bông mịn, có khả năng thấm hút rất mạnh.

Da aniline:

Là loại da tự nhiên nhất, với bề mặt tự nhiên nhưng dễ bị bẩn, gồm aniline nguyên mẫu, bán aniline và aniline nhuộm. Đây cũng chính là loại da được sử dụng nhiều nhất để tạo ra áo khoác da.

Hay còn gọi là da Nappa, với đặc tính mềm mại, dẻo, xốp có độ đàn hồi cao nhưng bền bỉ, thường là da cừu non hoặc dê con.

Chất liệu da PU (viết tắt là Poly Synthetic Leather):

Là một loại chất liệu nhân tạo có cấu tạo gần giống da thật nhưng chất lượng kém hơn.

Toàn bộ tuyệt chiêu về sử dụng và bảo quản áo da bạn nên biết (Phần 1)
Loại da PU được sử dụng rộng rãi trong may mặc hiện đại do giá thành rẻ 

Cách bảo quản áo da

Trước khi mặc áo khoác da:

Chìa khoá để giữ cho chiếc áo khoác của bạn luôn tuyệt vời là chọn cách bảo vệ phù thuộc với chất liệu da. Bạn có thể mua sản phẩm chăm sóc da ở cả dạng lỏng và dạng khí. Những biện pháp này để làm sạch vết bẩn trên áo hiệu quả và giúp da không bị “nổ” khi dính nước.

Với áo khoác da, bạn nên tránh một số điều sau:

  • Không bao giờ nhồi nhét túi áo quá nhiều hoặc đựng vật nặng bởi chúng sẽ làm dãn da.
  • Không sử dụng xịt tóc hay nước hoa khi mặc áo khoác da. Chất cồn trong những sản phẩm đó sẽ bay hơi và khiến da bị “nổ”. Hãy sử dụng những vật đó và đợi đến khi chúng khô trước khi mặc áo khoác da nhé.
  • Hãy cẩn trọng khi muốn làm mới chiếc áo khoác da bằng việc gắn huy hiệu hay bất cứ thứ gì lên áo. Bạn sẽ không muốn chiếc áo khoác của mình xuất hiện những chiếc lỗ đâu.

Cách bảo quản áo da không bị mốc

Nếu áo khoác da của bạn còn mới và chưa từng được giặt, hãy bảo quản chúng thật cẩn thận. Dung dịch bảo quản phun sương chuyên dụng để bảo quản áo khoác da là điều cần thiết để giúp chiếc áo đắt đỏ của bạn không dễ dàng bị tấn công bởi nước mưa hay chất bẩn. Hãy để ý xem sản phẩm bảo quản này có tác dụng trong bao lâu để có cách chăm sóc áo khoác hiệu quả

Việc bảo quản áo khoác da đúng cách cũng giúp bạn tránh được vô số vấn đề. Một lần nữa, lời khuyên được đưa ra là sử dụng móc treo quần áo bản rộng, cứng cáp để chịu được sức nặng của áo khoác khi bị ướt. Hãy đảm bảo môi trường bảo quản khô ráo và mát mẻ, tránh xa ánh nắng mặt trời trực tiếp. Nếu bạn không muốn chiếc áo đắt đỏ dính bất cứ hạt bụi nào, hãy bọc nó trong túi vải. Đừng bao giờ sử dụng túi ni lông vì nó dễ sinh ra môi trường ẩm ướt và khiến áo bị mốc.

Nếu bạn cần ủi áo, hãy để nhiệt độ ở mức trung bình và sử dụng một tấm vải đặt lên trên bề mặt chiếc áo.

Nên nhớ, khi mới mua áo khoác da, hãy chú ý thông tin ở phần mác, ở đó có đầy đủ các chị tiết về nhiệt độ, cách bảo quản, cách làm sạch để bạn có thể áp dụng.

Vậy là bạn đã hiểu một số kiến thức cơ bản về da thuộc, trong phần tiếp theo, bạn sẽ được hướng dẫn cặn kẽ về cách giặt áo da và xử lý một số hiện tượng xảy ra với áo khi để lâu không sử dụng. Bạn nhớ đón đọc phần 2 nhé.

Tổng kết

Học may hy vọng bạn đọc có thể tìm hiểu được nhiều thông tin bổ ích từ các bài viết của chúng tôi. Chúc bạn đọc một ngày tốt lành!

Rate this post

Bài viết liên quan

https://789bethv.com/ https://789bet.house/