Hướng dẫn tự học cắt may cơ bản cho người mới “chưa biết gì” (phần 1)

Hướng dẫn tự học cắt may cơ bản cho người mới “chưa biết gì” (phần 1) – Rất nhiều chị em yêu thích may vá và có mong muốn tự may cho mình hay người thân những món đồ theo sở thích. Vì vậy, kiến thức cơ bản dành cho những người mới bắt đầu học may này sẽ giúp bạn phần nào hoàn thành được ước muốn của mình.

May vá là một trong những kỹ năng handmade không phải ai cũng biết và cũng làm được, tuy nhiên chúng không quá khó để tự học cắt may cơ bản tại nhà.

Ngày nay, điều kiện càng phát triển thì các chị em lại càng muốn tự thiết kế cho mình những món đồ riêng. Hơn nữa, việc sắm một chiếc máy may cũng không còn quá tầm tay của họ, bởi giá thành cũng vừa phải, nguyên liệu may dễ dàng tìm kiếm.

Từ đó mà việc tự may vá cũng trở nên dễ dàng hơn, nhiều lớp may vá được mở ra. Tuy nhiên, nếu bạn không có thời gian hay chưa đủ điều kiện để đi học thì đừng vội bỏ đi ý định này nhé! Bởi những kiến thức trong bài này bước đầu giúp bạn tự học cắt may cơ bản tại nhà được đấy!

Sau khi xem xong phần 1 về dậy cắt may cơ bản bạn có thể tiến hành xem phần 2 đễ có những kỹ thuật may đẹp hơn ở bài này nhé: Hướng dẫn cách cắt may cơ bản cho người mới chi tiết nhất [phần 2]

Kiểm tra trước khi may

Kiểm tra máy trước khi may là một bước không thể thiếu trong việc tự học cắt may cơ bản.

– Kiểm tra máy may, đặt máy ở chế độ may cơ bản và đảm bảo chỉ được luồn chính xác. Lần đầu thực hành may, bạn nên kéo chỉ thừa ra 10cm để những mũi may đầu tiên được chắn chắn.

– Đặt phần vải cần may bên dưới chân vịt. Nhớ căn chân vịt cho sát mép vải để cố định vải, đây là việc vô cùng cần thiết trước khi bắt đầu thực hiện bất kì một đường may nào.

– Đặt sợi chỉ trên (chỉ cuộn) bên dưới chân vịt và bên trên bề mặt vải, đặt sợi chỉ dưới (suốt chỉ) ở bên dưới. Vắt 2 sợi chỉ ra phía sau máy may, không may 2 sợi chỉ đó và buộc chúng lại gọn gàng

– Trước khi bắt đầu bất kì đường may nào, nên kiểm tra kĩ lại kim may; kim may cần được đặt ở một độ cao phù hợp so với bề mặt vải.

Bắt đầu may

– Đặt nhẹ 2 tay lên mặt vải để giữ vải, ngón tay đặt gần mép chân vịt để dẫn các đường may. Sau đó, nhẹ nhàng đạp chân lên bàn đạp để bắt đầu may.

– Một số máy may hiện đại có thêm nút điều chỉnh tốc độ, bạn có thể điều chỉnh tốc độc may phù hợp cho chính mình (may từ chậm đến nhanh dần). Nhưng nếu máy may của bạn không có nút điều chỉnh, bạn có thể điều chỉnh tốc độ may bằng cách chỉnh lực tác động từ chân lên bàn đạp.

Sử dụng trục quay

Nếu bạn muốn may chậm hoặc chỉ may 1 hay 2 mũi may cần độ chính xác cao, bạn có thể sử dụng trục quay ở bên cạnh máy may.

Khi bạn điều chỉnh trục quay bằng cách xoay nút theo chiều kim đồng hồ thì nó cũng sẽ có chức năng cơ bản như sử dụng bàn đạp.

Cố định đường may

Khi may xong, để các đường may được chắc chắn và cố định, bạn có thể thực hiện 1 trong 2 cách sau:

– Cách 1: Giữ vải và may ngược lại 2, 3 mũi bằng các ấn nút may ngược lại trên máy may.

– Cách 2: Nếu bạn may hết đến mép cuối của tấm vải, bạn có thể buộc thắt nút 2 sợi chỉ vào nhau và cắt phần chỉ thừa đi.

May đường thẳng

Bắt đầu từ những mũi đơn giản nhất, chúng ta nên thực hành may 1 đường thẳng. Bạn nên kẻ 1 đường thẳng trực tiếp lên vải, hoặc có thể sử dụng hướng dẫn trên tấm bảng kim loại dưới chân vịt.

Ban đầu bạn sẽ gặp chút khó khăn, nhưng khi may quen rồi bạn sẽ cảm thấy rất đơn giản.

May đường cong

– Vẽ 1 đường cong lên trên tấm vải, chú ý vẽ đường cong có độ mở rộng và to để có thể may dễ dàng hơn.

– Đặt vải vào dưới chân vịt

– Khi may, dùng tay nhẹ nhàng đưa vải theo chiều của đường cong, để chân vịt thẳng hàng với đường cong và may theo hình đường cong đã vẽ.

– May chậm và có thể dừng lại tại các điểm cua của đường cong. Khi may theo cách này, có thể có 1 số điểm không chính xác như hình đường cong vẽ sẵn.

Quay góc

Vẽ 1 góc vuông bên cạnh mép vải. May 1 đường thẳng đến đỉnh của góc vuông đó. Bạn có thể sử dụng trục quay để may chính xác hơn.

Nâng chân vịt lên và xoay vải sao cho cạnh còn lại hướng về phía mình, để may cạnh còn lại của góc.

Sau đó hạ chân vịt và tiếp tục may cạnh còn lại của góc đó.

Sau khi bạn đã làm quen với máy may và thành thạo các đường may, bạn bắt đầu tập may những sản phẩm đơn giản như vỏ gối ngủ, gối ôm… Sau đó bạn học đến những kỹ thuật phức tạp hơn để có thể hoàn thành một sản phẩm như quần, váy hay áo. Những kiến thức tự học cắt may cơ bản tiếp theo sẽ được chúng tôi cập nhật thêm ở học cắt may phần 2.

Hãy cùng tham khảo nhé!

Xem thêm bài viết: Hướng dẫn cách cắt may cơ bản cho người mới chi tiết nhất [phần 2]

Tặng bạn 3 quyển Ebook do Hocmay.vn chọn lọc, giúp hỗ trợ cho bạn trong quá trình phát triển facebook cá nhân bán hàng đạt hiệu quả tốt hơn, tải miễn phí tại đây:

EBOOK 101 CÁCH TĂNG TƯƠNG TÁC FACEBOOK

EBOOK – QUY TRÌNH BÁN HÀNG TRÊN FACEBOOK CÁ NHÂN

EBOOK 7 TRẠNG THÁI KHÁCH HÀNG – HIỂU HƠN VỀ KHÁCH HÀNG CỦA BẠN

Tổng kết

Bài viết trên cung cấp các kiến thức về tự học cắt may cơ bản cho người mới “chưa biết gì” (phần 1).

Học May hy vọng bạn đọc có thể tìm hiểu được nhiều thông tin bổ ích từ các bài viết của chúng tôi. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thật nhiều thông tin hữu ích khác nữa nhé. Chúc bạn đọc một ngày tốt lành!

3/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan