[Giải đáp 2022] Vì sao trang phục nữ lại bán giá đắt hơn nam?

[Giải đáp] Vì sao trang phục nữ lại bán giá đắt hơn nam? – Mẫu mã tương đương, chất liệu tương tự: vì sao trang phục nữ lại bán giá đắt hơn nam giới là đề tài mà trang Bussiness of Fashion (BoF) lý giải vừa qua sau khi khảo sát mức giá của một vài thương hiệu xa xỉ trên các cửa hàng trực tuyến…

Mẫu mã tương đương, chất liệu tương tự: vì sao trang phục nữ lại bán giá đắt hơn nam giới là đề tài mà trang Bussiness of Fashion (BoF) lý giải vừa qua sau khi khảo sát mức giá của một vài thương hiệu xa xỉ trên các cửa hàng trực tuyến: Saint Laurent, Valentino, Gucci, Dolce & Gabbana, Balmain và Alexander Wang. Trong nhiều trường hợp, cùng mẫu mã, cùng chất liệu, nhưng trang phục nữ lại có giá bán cao hơn nam giới có khi lên đến cả ngàn đô la. Vì sao lại như thế?

Sự khác biệt về giá thành

Trước khi đặt ra câu hỏi, BoF đã làm một khảo sát, ví dụ như thương hiệu Saint Laurent có mức giá khác biệt rất lớn giữa thời trang nam và nữ. Một chiếc sweater nam giới có giá 950 đô la, trong khi đó kiểu dáng tương tự dành cho nữ giới giá là 1.190 đô. Tương tự vậy với chiếc áo lụa tay ngắn có giá 490 đô cho nam thì phiên bản nữ là 590 đô. Dù rằng phiên bản nam và nữ tương tự nhau về thiết kế, màu sắc và cả chất liệu khi so sánh.

Một ví dụ khác là chiếc áo len dệt kim của Valentino với hình thêu bươm bướm có giá 2.450 đô la phiên bản dành cho nam giới thì phiên bản dành cho phái nữ có giá lên đến 3.290 đô – cách biệt lên đến 840 đô, một con số không nhỏ. Một chiếc áo lụa của Gucci có giá 1.100 đô la dành cho nam giới và 1.390 đô la dành cho nữ giới (có khác biệt đôi chút khi chiếc áo của nữ có đính thêm ruy băng ở cổ). Song song đó, một chiếc tank top bằng linen của Balmain dành cho nam có mức giá 295 đô, trong khi đó phiên bản dành cho nữ là 365 đô và chiếc áo phông trắng bằng cotton của Dolce & Gabbana có giá 265 đô dành cho nam giới và đến phiên bản nữ mức giá phải trả là 295 đô.

Một chiếc tank top bằng linen của Balmain dành cho nam có mức giá 295 đô, trong khi đó phiên bản dành cho nữ là 365 đô và chiếc áo phông trắng bằng cotton của Dolce & Gabbana có giá 265 đô dành cho nam giới và đến phiên bản nữ mức giá phải trả là 295 đô.

Website của các thương hiệu như Saint Laurent và Gucci cũng đưa ra sự so sánh về mức giá của trang phục nam nữ tương tự, như chiếc áo khoác ‘motorcycle jacket’ của Saint Laurent có giá 4.990 đô dành cho cả nam và nữ, cũng như áo khoác hoa của Gucci có giá 2.900 đô la đối với cả hai giới. Áo ‘trench coats’ của Burberry, áo trùm đầu của JW Anderson cũng như giày của Rich Owen được bán đồng giá cho nam lẫn nữ trên website của thương hiệu.

Nguyên nhân trang phục nữ lại bán giá đắt hơn nam

Thuật ngữ “pink tax” không còn xa lạ, khi nói về mức giá lớn hơn mà mặt hàng nữ giới đang có khi so sánh với nam giới – dù sản phẩm tương tự. Theo khảo sát của Sở nội vụ thành phố New York đưa ra khi so sánh phiên bản dành cho nữ giới và nam giới với gần 800 sản phẩm được bày bán trong thành phố – bao gồm cả đồ jean, dầu gội và đồ chơi trẻ em – cho thấy đồ dùng của nữ thường cao giá hơn từ 7% trở lên.

“Pink tax” trong ngành thời trang kì thật không rõ ràng. Tuy nhiên vẫn có thể tìm thấy một vài lý giải nhất định về nguyên nhân.

Chất liệu và nhân công

Một số trang phục nữ giới, nhất là trang phục nữ giới cao cấp đòi hỏi tính thủ công tỉ mỉ và tinh xảo hơn nhiều so với nam giới, vì thế chi phí dành cho chất liệu và sản xuất cao hơn nam. Một cựu thương gia trong ngành may mặc cho biết: “Giá thành của vài sản phẩm đặc biệt này khiến các nhà sản xuất phải phân bổ lại giá cả cho toàn dòng sản phẩm” nhằm làm dịu mức giá cho sản phẩm phức tạp. Ngoài ra, cũng nên lưu ý rằng trang phục nữ thường có nhiều màu sắc, nhiều kích cỡ hơn khi sản xuất so với đồ nam giới, cho nên số lượng sản phẩm khi sản xuất cũng lớn hơn và bộ phận tiêu thụ phải tính toán lại giá bán để đảm bảo được doanh thu.

Nhu cầu tiêu dùng

Theo nhà tâm lý học tiêu dùng Kit Yarrow cho hay: “Theo tâm lý học, mức giá cũng ảnh hưởng nhằm thúc đẩy lòng ham muốn hay nâng cao giá trị của một sản phẩm thuộc thương hiệu”. Với các thương hiệu thời trang xa xỉ, mức giá sản phẩm bao hàm trong đó di sản của thương hiệu.

Theo tâm lý học, mức giá cũng ảnh hưởng nhằm thúc đẩy lòng ham muốn hay nâng cao giá trị của một sản phẩm thuộc thương hiệu.

Theo Euromonitor, thị trường thời trang nữ giới toàn cầu hiện nay trị giá 638,8 tỷ đô la Mỹ, cao hơn đáng kể so với thị trường thời trang nam giới trị giá 417,3 tỷ đô la. Mặc dù, chưa có kết luận chính xác, nhưng một số nhà nghiên cứu cho rằng nữ giới sẵn sàng chi trả cao và thường xuyên hơn cho việc mua sắm sản phẩm thời trang. Đó cũng là một phần mà các thương hiệu đưa ra mức giá cao hơn cho thời trang nữ.

Thuế quan

Một lý do đặc biệt khác được các chuyên gia nhận định lại có liên quan đến mức thuế ở thị trường nước Mỹ. Vào năm 2014, 86% hàng nhập khẩu của Mỹ đã được Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ phân loại theo giới tính, mức thuế được tính vào chi phí của hàng hoá trước khi chúng được bán tại các cửa hàng, nhưng không phải đa số đều biết đến “pink tax”.

Tổng kết

Phía trên là ba lý do cơ bản về sự khác biệt giữa giá thành thời trang nữ và nam giới, dù cùng một thiết kế và chất liệu nhưng lại có khác biệt về giá thành. Tuy nhiên, cũng theo nhận định của BoF có lẽ trong tương lai điều khác biệt này sẽ được xóa bỏ, khi nam giới ngày càng quan tâm và mua sắm nhiều hơn các sản phẩm thời trang. Song song đó, trong vài năm gần đây, thị trường thời trang nam giới cũng tăng trưởng nhanh hơn so với nữ. Có lẽ sự phân biệt này không còn tồn tại lâu nữa…

Hy vọng bài viết của Học may đã cung cấp kiến thức bổ ích cho bạn.

Rate this post

Bài viết liên quan