Nếu bạn đã từng may thun lưng quần và khi giặt phần thun bị lật xoắn lại, hãy chú ý nhé, vì có thể bạn đã chọn hoặc may thun bị sai cách. Cùng hocmay.vn tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang xem bài viết: Cách chọn đúng loại thun may quần để sản phẩm bền với thời gian
Cách chọn đúng loại thun may quần
Dây thun thường có độ rộng trong khoảng từ ¼ inch đến 3inch, luôn có 2 màu chính là trắng và đen.
Loại thun tốt nhất để may lưng quần nữ sẽ có bản rộng từ 1-3inch. Váy maxi có bản thun rộng 2-3inch sẽ cho người mặc cảm giác bụng nhỏ hơn và cân đối với độ dài của váy. Hãy thử nghiệm mọi loại thun để tìm được vài kiểu thun ưng ý.
Về kiểu dệt thun, có hai kiểu chính là dệt thoi (woven) và dệt kim (knit). Thun dệt thoi có độ nặng vừa phải, thích hợp để may các loại vải dày như denim hoặc vải twill. Ngược lại, thun dệt kim nhẹ hơn và thường dùng để may với chất liệu mềm mại, mỏng nhẹ. Đặc biệt, nếu bạn may thun vào vải dệt kim như: len, thun giấy, thun da cá, thun nỉ, cá sấu, rib,.. loại thun thích hợp nhất là thun dệt kim.
Dùng kim băng để luồn thun vào lưng quần
Sau khi chọn được loại thun ưng ý, bạn cần luồn thun vào lưng quần. Hãy dùng loại kim băng cỡ lớn để luồn thun được nhanh hơn, liên tục kéo thun tới, dồn vải về sau.
Luồn thun xong, bạn ghim 2 đầu thun lại với nhau, đặt chồng lên nhau. Sau đó bạn có thể điều chỉnh phần nhún ở lưng quần cho đều.
Xem thêm bài viết: vải cotton tốt và cách chọn lựa
Sử dụng phương pháp may đóng khung để nối 2 đầu dây thun
Bạn biết đấy, dây thun sẽ chịu nhiều áp lực co dãn khi mặc. Đó là lý do bạn nên may 2 đầu dây thun thật chắc chắn.
Cách may đóng khung hình hộp như sau: Đặt 2 đầu dây thun chồng lên nhau 1 khoảng 1.5inch và ghim lại. Sau đó may hình chữ nhật cố định, lại mũi chỉ, rồi may tiếp 2 đường chéo cho chắc chắn. Với cách may này, dây thun của bạn sẽ cực kỳ chắc chắc khi mặc vào cũng như thay ra.
May cố định vải thun theo kiểu giấu đường may
Cho phần thun vừa may vào lưng quần, may hoàn tất phần lưng thun. Tuy nhiên nếu mặc vào, bạn có cảm giác phần thun bị vặn hoặc cong lại, có 2 cách để bạn khắc phục tình trạng này.
Một là may cố định dây thun ở vị trí nối lưng quần. Theo hình bên dưới, mình đang may ngay đúng vị trí đường may lưng quần, xuyên qua 2 lớp vải và dây thun. Bạn nhớ lại mũi chỉ 2 đầu để đường may được chắc chắn nhé. Đây là cách giấu đường may khá tốt, vừa gia cố vị trí dây thun để không bị vặn, vừa giúp lưng quần được chắc hơn.
Cách thứ hai là, bạn may 2 đường mí dọc theo độ dài của lưng quần như hình bên dưới. Đường mí này có 2 công dụng: Tạo một đường rãnh để luồn dây rút nếu cần, và giữ bản thun luôn phẳng, không bị xoắn vặn sau khi giặt hoặc mặc nhiều lần.
Tổng kết
Chỉ với một chút thay đổi trong thói quen may vá, bạn sẽ có chiếc quần lưng thun thật sắc sảo và đẹp mắt. Hi vọng bài viết sẽ giúp kích cho bạn những kiến thức may mặc với những bạn mới học may và gặp khó khăn khi tìm cách may lưng thun cho quần hoặc các loại trang phục khác.
Chúc bạn thành công!