Học May
  • Trang Chủ
  • Kiến Thức May Mặc
  • Kiến Thức Handmade
  • Kiến Thức Đan Len
  • Kỹ Thuật May
No Result
View All Result
Học May
  • Trang Chủ
  • Kiến Thức May Mặc
  • Kiến Thức Handmade
  • Kiến Thức Đan Len
  • Kỹ Thuật May
No Result
View All Result
Học May
No Result
View All Result
Home Kiến Thức Vải Vóc

Tác động của quá trình sản xuất quần áo và vải đến môi trường và làm thế nào để mua sắm có đạo đức hơn

Thanh Quốc by Thanh Quốc
04/10/2022
in Kiến Thức Vải Vóc
0
Tác động của quá trình sản xuất quần áo và vải đến môi trường và làm thế nào để mua sắm có đạo đức hơn
0
SHARES
Share on FacebookShare on Twitter

Tác động của quá trình sản xuất quần áo và vải đến môi trường và làm thế nào để mua sắm có đạo đức hơn

Tác giả Tegan Taylor

Cùng tham khảo bài viết dưới đây của hocmay.vn để có cái nhìn khái quát hơn về các loại vải nhé

Bạn đang xem bài viết: Tác động của quá trình sản xuất quần áo và vải đến môi trường 

loai-vai-lam-quan-ao

Table of Contents

  • Tác động của quá trình sản xuất quần áo?
    • Vải bông
    • Vải tổng hợp
    • Vải xenlulô
    • Sợi len
    • Vải lanh
    • Thuốc nhuộm
  • Các vòng đời
  • Mua sắm một cách tiết kiệm, trân trọng những gì bạn có
  • Tông kết

Tác động của quá trình sản xuất quần áo?

Chiếc áo bạn đang mặc ngay lúc này được làm từ nguyên liệu gì? Ở trạng thái thô, nguyên liệu đó đã từng được trồng trên cánh đồng, được thu hoạch từ lưng cừu hay được xử lý ở đáy một giếng dầu?

Chúng ta ngày nào cũng mặc quần áo, nhưng rất ít người chịu dành nhiều thời gian để thử ngẫm nghĩ về quy trình sản xuất các loại vải và những tác động của nó đến môi trường.

Điều này thật thú vị trong khi chúng ta nghĩ đến thực phẩm mình ăn hay những sản phẩm chăm sóc da mình sử dụng nhiều đến thế nào.

Theo bà Clara Vuletich, chuyên gia về phát triển thời trang bền vững và sở hữu các nghiên cứu tiến sĩ về chủ đề dệt may thân thiện với môi trường, đa số mọi người đều không nhận ra rằng việc sản xuất một món quần áo thôi cũng đã gây ảnh hưởng ghê gớm đến môi trường đến thế nào.

“Chuỗi cung ứng dệt may là một trong những chuỗi phức tạp nhất trong bất kỳ ngành sản xuất nào”, bà nói.

“Để một món quần áo đến được tay bạn, nó phải chuyển qua rất nhiều nhà cung cấp và quy trình sản xuất khác nhau.”

Trước hết là sợi, cho dù có nguồn gốc từ động vật, thực vật hay dầu thô thì quy trình sản xuất chúng phần lớn đều tốn năng lượng và gây ô nhiễm.

Sợi được xử lý cho đến khi được xe thành chỉ, rồi từ đó, chúng được dệt hoặc đan thành vải. Trong quá trình này, thuốc tẩy và thuốc nhuộm cũng thường được sử dụng.

Và cuối cùng, vải được làm thành quần áo.

Mỗi bước kể trên có thể được tiến hành ở những nhà máy khác nhau, ở các nước khác nhau.

“Tất cả những công đoạn này đều có tác động đến môi trường”, tiến sĩ Vuletich nói.

“Chúng ta biết rằng sản xuất vải vóc nói chung đều phải dùng lượng nước rất lớn bởi vì tất cả các sợi vải phải được rửa liên tục, chúng phải đi qua tất cả các quá trình hóa học để trở thành chất liệu chất lượng cao và tinh xảo, rồi sau đó được nhuộm thành một màu mới khác trạng thái nguyên bản.”

“Đúng vậy, tất cả đều có tác hại ghê gớm.”

Theo bản báo cáo về công nhiệp Measurement Fashion mới đây, ngành công nghiệp may mặc và giày dép hiện đang chiếm 8% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu, gần bằng mức phát thải của toàn Liên minh châu Âu.

Đến năm 2030, tác động khí hậu của riềng ngành công nghiệp may mặc được dự báo sẽ gần bằng tổng lượng phát thải khí nhà kính hàng năm của Mỹ hiện nay, tương đương với 4,9 tỉ tấn cacbon dioxit.

Mac Fergusson, kỹ sư công nghệ dệt Trường Đại học RMIT, cho biết hàng dệt may được sản xuất tại Úc là một tấm gương tốt cho những nước khác trên thế giới học hỏi, và ngành công nghiệp toàn cầu đã có những bước tiến thân thiện với môi trường hơn.

“Chúng tôi đã tiến hành rất nhiều quy trình tái chế mà nhiều người không biết đến”, ông nói, chẳng hạn như một quy trình tái chế chai nhựa thành polyester ở tiểu bang Victoria sẽ sớm được triển khai.

Vì các quá trình sản xuất đều rất phức tạp và đa dạng nên rất khó để định lượng chính xác mức độ tác động đến môi trường mà chúng gây ra.

Tuy nhiên, dưới đây là những mô tả về quy trình sản xuất một số loại vải có thể đang được treo trong tủ quần áo nhà bạn.

Xem thêm bài viết: hướng dẫn cách may mũi may tay

Vải bông

vai-bong

Vải bông được làm từ chỉ được kéo từ sợi của hạt cây bông, được gọi là quả nang. Hầu hết cây bông trên thế giới được trồng tại Ấn Độ và Trung Quốc, thường là ở các trang trại phụ thuộc chủ yếu vào thuốc trừ sâu, phân bón và tưới tiêu tăng cường.

Để trồng được 1 kg sợi bông phi hữu cơ (sợi bông thô) người ta phải sử dụng khoảng 2,120 lít nước cho tưới tiêu, theo Textile Exchange, một tổ chức phi lợi nhuận khuyến khích hoạt động phát triển bền vững trong ngành.

Cây bông thường được người ta thu hoạch bằng máy, sau đó được chuyển qua giai đoạn tỉa hột. Đây là một quy trình cơ học để lấy sợi từ hạt.

Những sợi bông này sau đó sẽ trải qua một loạt quá trình, chẳng hạn như chải thô và chải kỹ, cho đến khi chúng được sạch mịn và sẵn sàng để được kéo thành chỉ.

Bản nghiên cứu chi tiết quá trình sản xuất sản phẩm được Textile Exchange công bố năm ngoái đã tìm ra rằng bông hữu cơ – loại cây thường được trồng với phương pháp tiết kiệm nước và không sử dụng thuốc trừ sâu cũng như phân bón – giúp làm giảm nguy cơ gây hiệu ứng nhà kính, tình trạng axit hóa, xói mòn đất, tiêu hao nguồn nước và năng lượng không tái tạo so với quy trình sản xuất bông thông thường.

Úc đóng góp một phần tương đối nhỏ trên tổng sản lượng vải bông toàn cầu, nước này sản xuất khoảng 2 triệu kiện vải bông mỗi năm so với 33 triệu kiện của Trung Quốc và 27 triệu kiện của Ấn Độ. Tuy nhiên theo Cotton Australia, Úc lại là đối thủ lớn trong cuộc thi vì môi trường, với lượng phát thải chỉ ít hơn một phần ba của một phần trăm tổng lượng phát thải khí nhà kính nông nghiệp của nước đó.

Báo cáo ngành công nghiệp năm 2014 cho thấy vải bông Úc đã tăng khả năng tiết kiệm nước lên 40% trong vòng một thập kỷ qua và giảm 89% lượng thuốc trừ sâu được sử dụng kể từ cuối những năm 90.

Vải tổng hợp

vai-tong-hop

Các loại vải tổng hợp như vải polyester, acrylic, nylon và elastane được chế tạo bằng cách sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Theo Textile Exchange, polyester là loại sợi được sử dụng rộng rãi nhất trong sản xuất quần áo và chiếm gần một nửa tổng sản lượng sợi của thế giới, tương đương 63.000 triệu tấn mỗi năm.

Để sản xuất polyester, các hóa chất từ dầu mỏ được hóa lỏng dưới áp suất cao và xuyên qua các lỗ nhỏ. Khi chất lỏng khi được ép ra khỏi lỗ sẽ cứng lại và tạo thành sợi.

Sau đó những sợi này được người ta kéo cho dài và mỏng hơn rồi được xe thành chỉ. Đôi khi những quá trình khác như nhuộm, uốn hoặc làm giảm độ bóng tự nhiên của sợi sẽ được thực hiện trong các giai đoạn đầu.

Vải tổng hợp thường được làm từ các nguồn năng lượng không tái tạo, tuy nhiên một số loại cũng được tạo ra từ vật liệu tái chế, chẳng hạn như vải polyester làm từ chai tái chế.

Theo Textile Exchange, vải polyester tái chế giúp làm giảm nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch và góp phần chuyển những chai nhựa ra khỏi các bãi rác. Khi công nghệ tiếp tục phát triển, nhà máy dệt vải polyester có thể sẽ trở thành một hệ thống vòng tròn khép kín.

Tuy nhiên ngoài giai đoạn sản xuất, tất cả các loại vải tổng hợp, cho dù được tái chế hay không, đều có tác động lâu dài đến môi trường khi được những người tiêu dùng như bạn sử dụng.

Mỗi lần bạn giặt quần áo vải polyester, các sợi vải siêu nhỏ sẽ bị rơi ra và đi vào nguồn nước, điều này sẽ góp phần gây ô nhiễm rác thải nhựa ở các đại dương.

Vải xenlulô

vai-xenlulo

Các loại vải xenlulô nhân tạo được hình thành từ vật liệu tái tạo được, ví dụ như tre hoặc bạch đàn. Tương tự quá trình sản xuất vải tổng hợp như polyester, những vật liệu này được tách nhỏ ra cho đến khi có thể xe được thành sợi.

Vải viscose, chỉ nhân tạo rayon, vải lyocell và tre đều các loại vải xenlulô.

Một mặt, người ta sử dụng những nguyên liệu tái tạo được thay vì nhiên liệu hóa thạch không tái tạo được, và những loại cây như tre không cần một lượng nước hoặc thuốc trừ sâu (nếu có) tương tự như cây bông.

Tuy nhiên, vì làm từ nguyên liệu tái tạo được cũng không làm cho loại vải này trở thành loại tốt nhất cho môi trường. Textile Exchange cho biết sự minh bạch hơn nữa là cần thiết để đảm bảo việc khai thác cho sản xuất loại sợi này không thực hiện trong các khu rừng cổ đại hoặc đang có nguy cơ bị biến mất, hoặc trong môi trường sống của các loài vật có nguy cơ tuyệt chủng, bởi như vậy việc khai thác sẽ được coi là bất hợp pháp hoặc gây tranh cãi.

Sau khi gỗ được thu hoạch, các hóa chất độc hại dùng trong quá trình xẻ nhỏ nguyên liệu thô có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh và những công nhân trong các nhà máy.

Theo Textile Exchange, các chất này có thể tồn tại trong vải trong công đoạn nhuộm và hoàn thiện sản phẩm. Quy trình quay sợi xenlulô nhân tạo sử dụng công nghệ cao cũng gây tiêu hao rất nhiều năng lượng.

Bởi các tiêu chuẩn an toàn và tác động đến môi trường của vải xenlulô rất đa dạng, Tiến sĩ Vuletich khuyên người tiêu dùng nên tìm kiếm các nhà sản xuất minh bạch về quy trình của họ.

Sợi len

vai-len

Úc là nước sản xuất len lớn nhất thế giới, với khoảng 75 triệu con cừu và bình quân mỗi con cho khoảng 4,47 cân len. Tuy nhiên loại vải này chỉ chiếm một phần tương đối nhỏ trên tổng lượng tiêu thụ toàn cầu, cụ thể là 1,2% vào năm 2015 theo Tổ chức Dệt Len Quốc tế.

Giống vải bông (và các loại sợi dệt khác), việc sản xuất len cũng bao gồm rất nhiều công đoạn gây tiêu hao nguồn nước và năng lượng cũng như sử dụng nhiều chất tẩy rửa để làm sạch sợi. Đây là quá trình gột tẩy và là cách mỡ len được phục hồi.

Các nhà máy sản xuất len ở Úc sử dụng các phương pháp tiết kiệm nước như lấy nước từ lần xả cuối cùng dùng cho lần rửa đầu tiên của lô tiếp theo, ông Fergusson nói.

Các quy trình khác – được gọi là chải thô và chải kỹ – làm sạch và làm mịn sợi trước khi kéo thành sợi nhỏ để sau đó được dệt hoặc đan thành vải. Loại vải này có thể được đem đi chuội và hồ, đây là công đoạn sử dụng nước nóng để vải co lại và cố định hình dáng.

Bởi vì len có nguồn gốc từ động vật nên nó gây tác động đến môi trường ở cấp độ nông nghiệp, bao gồm suy thoái đất đai do chăn thả quá mức, tiến trình tạo đá trầm tích, xói mòn đất và mất chất hữu cơ trong đất.

Nạn phá rừng và tình trạng các trang trại gây hậu quả xấu cho các khu bảo tồn cũng là những vấn đề mà Cơ quan kiểm định Tiêu chuẩn len chỉ ra.

Điều này cũng không có nghĩa là len không thể được nằm trong tủ quần áo nhà bạn: Cục Tái chế Quốc tế ước tính rằng nếu mỗi người dân Anh mua một món đồ len được tái sử dụng, chúng ta sẽ tiết kiệm được gần 1.700 triệu lít nước và 480 tấn hóa chất nhuộm.

Xem thêm bài viết: cách may váy ngủ thời trang

Vải lanh

vai-lanh

Vải lanh được làm từ sợi vỏ – loại sợi được làm từ thân cây, thường là của cây lanh nhưng đôi khi là của cây gai đầu (Cannabis sativa).

Quy trình sản xuất vải lanh bao gồm công đoạn dầm nước để tách thân cây thành các bó sợi, từ đó chúng được làm sạch tự động và kéo thành chỉ.

Đây cũng là một quá trình cần đến nước, nhưng không tốn quá nhiều nước như sản xuất vải bông. Trồng những loại cây này cũng tốn ít nước và thuốc trừ sâu hơn cây bông.

Gai không phải là loại cây được ưa chuộng trong ngành công nghiệp thời trang toàn cầu, nhưng trong quá khứ nó đã được coi là một lựa chọn thân thiện với môi trường hơn. Tiến sĩ Vuletich nói rằng quan điểm này nhìn chung càng ngày càng được nhiều người ủng hộ.

Tuy nhiên, bà nói thêm, do cây cần sa cũng được sử dụng để làm thuốc phiện nên nó không được chấp nhận dùng để dệt vải rộng rãi như cây bông. Nó cũng không nhận được sự đầu tư và các đổi mới nhằm tạo ra loại sợi chất lượng cao.

“Nó sẽ vẫn luôn là một loại sợi phù hợp để sử dụng nhờ vào nguồn gốc tự nhiên của nó.”

Ngay cả khi vải lanh vẫn kém xa các loại vải khác về mức độ phổ biến và sử dụng rộng rãi, một phần vì nó có một “vẻ khác biệt”, Tiến sĩ Vuletich nói. “Không phải ai cũng muốn mặc vải lanh bởi vì nó dễ dàng bị nhàu , mà là do khả năng dễ sử dụng của nó.”

Thuốc nhuộm

thuoc-nhuom

Đúng, đây không phải là một loại vải, nhưng cùng với các kỹ thuật hoàn thiện khác, thuốc nhuộm là thứ đòi hỏi nhiều năng lượng nhất trong toàn bộ quá trình sản xuất hàng may mặc. Theo bản báo cáo Thời trang May đo, thuốc nhuộm  tạo nên 36% lượng phát thải khí nhà kính của toàn bộ quá trình sản xuất.

Bản thân thuốc nhuộm cũng gây tác động xấu đến môi trường.

Một bộ phim tài liệu gần đây đã ghi lại cách mà các chất thải hóa học từ công đoạn nhuộm vải đi vào nguồn nước ra sao. Nhưng sự quan tâm của dư luận dành cho thực hành này hiện đang tạo nên một cuộc thay đổi.

“Đây là một bước khởi đầu cho việc nói không với rác thải mà trong đó rất nhiều thương hiệu đang nhận ra rằng họ cần phải thực sự gây sức ép lên các nhà cung cấp ở Trung Quốc về tình trạng thải chất hóa học độc hại xuống nguồn nước”, Tiến sĩ Vuletich nói với báo ABC vào năm ngoái.

Ông Fergusson, chuyên gia về nhuộm, cho biết khi ông sống gần các nhà máy nhuộm ở Indonesia, “các con sông từng đổi màu” – nhưng các nhà máy nhuộm khác ở gần đó lại xử lý nước thải của họ và sử dụng nó để tưới tiêu cho đồng lúa.

Ở Úc, các nhà máy nhuộm phải đáp ứng các tiêu chuẩn xả thải rất nghiêm ngặt để họ thường có một nhà máy xử lý ngay tại chỗ, ông Fergusson nói.

Theo ông, ngành công nghiệp Úc cũng đang có những tiến bộ trong công nghệ mới, trong đó có phương pháp nhuộm cuộn ủ lạnh giúp làm giảm nhu cầu về năng lượng bằng cách sử dụng nước lạnh.

Các vòng đời

Vậy thì, có phải một số sợi có lợi hoặc có hại cho môi trường hơn những loại khác không? Ví dụ, chúng ta có nên hoàn toàn nói không với vải bông bởi việc sử dụng một lượng lớn nước và thuốc trừ sâu để sản xuất nó không ?

Việc này không đơn giản như vậy, Tiến sĩ Vuletich chỉ ra rằng: vải bông có thể được đan thành một chiếc áo thun và và được giặt thường xuyên nên có thể nhanh chóng bị cũ rách.

Hoặc nó có thể được biến thành một loại vải dệt đặc biệt có chất lượng cao và được khâu vào một chiếc áo khoác kimono và được giặt một cách hạn chế và bảo quản cẩn thận.

“Chúng ta nói về vòng đời,” bà nói.

“Bạn đã biết về những ảnh hưởng giai đoạn sản xuất gây ra, nhưng sau đó vật liệu sẽ được tạo thành sản phẩm và quần áo được khách hàng sử dụng, và điều đó cũng có tác động xấu đến môi trường.”

vai-may-ao

Tuy vậy, việc hiểu biết về cách người ta làm ra vải có thể giúp bạn biết mình đang mua thứ gì. Việc lựa chọn sợi polyester tái chế, sợi bông hữu cơ được trồng tại địa phương hoặc các loại sợi có quy trình sản xuất tiết kiệm nước như cây gai dầu có thể sẽ ít gây ảnh hưởng cho môi trường hơn. Những loại vải này cũng gửi một thông điệp cho các nhà sản xuất rằng thị trường có nhu cầu về các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Để tạo nên sự khác biệt thực sự, bản báo cáo Thời trang May đo khuyến khích việc tái chế kết hợp với sự chuyển hướng sang dùng năng lượng tái tạo được, những quy trình hiệu quả hơn, thiết kế thông minh hơn và các mô hình tiêu thụ khác nhau – do bạn, những người tiêu dùng.

Ông Fergusson cho biết, một số nhà sản xuất bông và len địa phương muốn thấy nhiều quy trình làm hàng dệt may hơn nữa ở Úc, nhưng chi phí sử dụng năng lượng địa phương lại vô cùng đắt đỏ.

“Tôi biết rằng một số nhà sản xuất bông đã nghiên cứu vấn đề nhưng chi phí năng lượng của chúng tôi quá cao. Sản xuất dệt không phải là một ngành công nghiệp đòi hỏi có nhiều lao động – mà là có nhiều vốn”, ông nói.

Mua sắm một cách tiết kiệm, trân trọng những gì bạn có

Nếu bạn đề cao việc luôn nghĩ đến môi trường khi mua quần áo, bạn có thể sẽ gặp khó khăn trong việc tìm nơi để mua sắm.

Trong khi một số thương hiệu quảng bá những tiêu chuẩn về môi trường của họ thì rất nhiều doanh nghiệp không cung cấp thông tin về loại vải của mình có nguồn gốc như thế nào.

Thực tế, Tiến sĩ Vuletich cho biết, đôi khi ngay chính thương hiệu cũng không có nhiều quyền kiểm soát về nguồn gốc hàng dệt may của họ, đặc biệt là các thương hiệu nhỏ của Úc không có sức mạnh kinh tế của một doanh nghiệp lớn trên quốc tế.

“Rõ ràng là các ông lớn như H&Ms có nhiều thuận lợi hơn vì họ đã có quy mô hoành tráng,” bà nói.

“Còn một số người chơi nhỏ hơn thì không thể tiếp cận được với nguồn nguyên liệu tốt như vậy được.

“Bạn buộc phải kiên định để thành công trong thế giới này.”

Những người tiêu dùng muốn được cập nhật thông tin có thể sử dụng các ứng dụng như Tốt Với Bạn, đây là phần mềm xếp hạng các thương hiệu dựa trên tác động đến môi trường cũng như các hoạt động phúc lợi cho người lao động và cho động vật của họ. Tuy nhiên các ứng dụng này phụ thuộc vào việc các thương hiệu minh bạch về quy trình của họ ngay từ đầu.

Nếu bạn đang thực sự cố gắng hạn chế hiệu ứng xấu của quần áo mình sở hữu đến môi trường, theo Tiến sĩ Vuletich, điều tốt nhất bạn có thể làm là giới hạn việc mua đồ mới và trân trọng những gì mình đang có.

“Hãy có ý thức. Hãy chăm sóc và trân quý chúng. Mỗi bộ quần áo đều có một cuộc hành trình”, bà nói.

“Tuy điều này thật phức tạp nhưng tôi thấy nó thực sự gây phấn khích. Chúng ta đang nhận ra sự tuyệt vời của những chất liệu và những món đồ ta sở hữu. Các phát kiến mới đang thể hiện rõ điều này thực sự rất thú vị.

“Tôi nghĩ những người tiêu dùng chúng ta đã sẵn sàng cho nó, chúng ta đang khao khát nó, đặc biệt là thế hệ trẻ.”

Tông kết

Trên đây là các kiến thức vải vóc về từng loại vải mà hocmay.vn đã tổng hợp được thông tin, hy vọng sẽ giúp ích được trong công việc may mặc của các bạn đọc
mọi ý kiến đóng góp xin để lại với form dưới nhé

Rate this post
Tags: ảnh hưởng mỗi trường từ quá trình sản xuất quần áomua sắm có đạo đứcsản xuất quần áo và vảiTác động của quá trình sản xuất quần áo
ADVERTISEMENT
Thanh Quốc

Thanh Quốc

Là một Manager SEO Website chuyên xây dựng phát triển website, chuyên phát triển từ khóa ranking TOP cao nhất. Chuyên xây dựng Content chuẩn SEO, cung cấp kiến thức có độ chính xác cao nhất. ----Bút Ký----

Related Posts

Vải May Rèm Cửa
Kiến Thức Vải Vóc

Vải May Rèm Cửa – Tổng Quan Và Các Loại Vải Phổ Biến

16/05/2023
Vải May Quần Tây Nữ
Kiến Thức Vải Vóc

Vải May Quần Tây Nữ: Khám Phá Các Loại Vải Phù Hợp Nhất

16/05/2023
Vải Vitex
Kiến Thức Vải Vóc

Vải vitex – Giới thiệu về nguồn gốc và tính chất của loại vải đang được ưa chuộng

16/05/2023
Next Post
DIY Biến Hình Chiếc Áo Sơ Mi Nam Cũ Thành Chiếc Đầm Cut out Tự Tin Dạo Biển

Biến Hình Chiếc Áo Sơ Mi Nam Cũ Thành Chiếc Đầm Cut – out Tự Tin Dạo Biển

Thời Trang Ai Cập Khi Quá Khứ Dẫn Lối Tương Lai

Thời Trang Ai Cập – Khi Quá Khứ Dẫn Lối Tương Lai

Hermès Lịch Sử Hình Thành Của Thương Hiệu Thời Trang Huyền Thoại

Hermès Lịch Sử Hình Thành Của Thương Hiệu Thời Trang Huyền Thoại

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Follow Us

Recommended

Top 25 cuốn sách nên đọc nhất về Quản trị kinh doanh 2022 (Phần 1)

Top 25 cuốn sách nên đọc nhất về Quản trị kinh doanh 2022 (Phần 1)

8 tháng ago
Hamood Habibi là ai? Những sự thật về Hamood Habibi

Hamood Habibi là ai? Những sự thật về Hamood Habibi

4 tháng ago
cách làm pháo hoa bằng giấy

Cách làm pháo hoa bằng giấy đẹp trang trí ngày tết

7 tháng ago
cách cắm hoa hướng dương

Top cách cắm hoa hướng dương ngày Tết trưng được lâu đơn giản mà nghệ thuật

6 tháng ago

Instagram

    Please install/update and activate JNews Instagram plugin.

Categories

  • Chưa phân loại
  • Dệt May
  • Địa Điểm
  • Giải Trí
  • Giày Dép
  • Học Tập
  • Kiến Thức
  • Kiến Thức Đan Len
  • Kiến Thức Handmade
  • Kiến Thức May Mặc
  • Kiến Thức Trang Trí
  • Kiến Thức Vải Vóc
  • Kỹ Thuật May
  • Môi Trường
  • Món Ăn Ngon
  • News
  • Phim Hay
  • Sáng Tạo
  • Thời Trang
  • Thư viện
  • Tin Nóng
  • Travel
  • Vẽ Tranh

Topics

#giaitri #hoccatmay #hocmaymac #hocmayva #kienthucmay #mauve #mayva #nghemaymac #phim #tintuc #tintucmayva #vetranh 2 Cách làm trang phục tái chế từ bao tải cho bé và tuổi teen 2 cách làm vòng tay bằng chỉ đỏ mang lại may mắn 2 Cách tự chế khuôn làm bánh đơn giản 2 cách tự làm bàn ghế độc đáo 2 Cách tự làm thảm trải sàn 3 cách làm bờm tóc handmade cho bé cực đáng yêu 3 Cách làm quạt giấy độc đáo cho bé 4 Cách làm thác nước mini 4 tip chỉ cách làm postcard handmade 5 cách làm ngôi nhà bằng hộp sữa và những đồ chơi làm từ hộp sữa độc đáo 5 cách làm stem tái chế vô cùng đơn giản 5 Cách làm trang phục bằng giấy đơn giản tại nhà các cách làm khung ảnh handmade cách làm thiệp 3D chúc mừng năm mới cách làm thiệp 3D trái tim Valentine cách làm thiệp 8/3 bằng giấy Cách may áo cổ tròn Cách may áo dài nách xéo đơn giản nhất Cách vẽ tranh cây thông Noel Các mẫu vẽ trang trí quạt giấy 9 Game handmade hocmay kiến thức handmade kiến thức may mặc kiến thức đan len môi trường ngành công nghiệp thời trang sáng tạo vẽ tranh xem phim cuộc đời vẫn đẹp sao xem phim gia đình mình vui bất thình lình [Mẹo] Cách may chân váy voan mix đồ thu đẹp như shop
No Result
View All Result

Highlights

[Link full] Clip Trần Hà Linh full 30 video không che

[Có link] Clip Đậu Việt Hằng full siêu kích thích

Nằm mơ thấy rắn hổ mang là điềm gì? Giải mã giấc mơ thấy rắn hổ mang

Mơ thấy rắn hổ mang đánh con gì? Giải mã giấc mơ chi tiết

Clip Trần Huyền Trân tiểu tam 16 phút cực phê

Xem phim Sự Trở Lại Của Rồng Điên trọn bộ Vietsub + Thuyết minh

Trending

phim thiên tứ lương duyên
Phim Hay

Xem phim Thiên Tứ Lương Duyên full trọn bộ Vietsub Thuyết Minh

by Tường Vi
29/05/2023
0

Bạn muốn xem phim Thiên Tứ Lương Duyên full? Bạn muốn biết những thông tin thú vị...

Xem phim Tuyệt Thế Thần Nhãn trọn bộ thuyết minh + Lồng tiếng

Xem phim Tuyệt Thế Thần Nhãn trọn bộ thuyết minh + Lồng tiếng

29/05/2023
Xem phim Ba Kiếp Yêu Hận trọn bộ Vietsub + Thuyết minh

Xem phim Ba Kiếp Yêu Hận trọn bộ Vietsub + Thuyết minh

29/05/2023
trần hà linh 2k2 full 30 video

[Link full] Clip Trần Hà Linh full 30 video không che

27/05/2023
clip đậu việt hằng

[Có link] Clip Đậu Việt Hằng full siêu kích thích

26/05/2023
Học May

Liên hệ CG Media để booking đặt các khóa học Marketing content, SEO

 Đặt Guest Post Banner và các gói đăng sản phẩm hoặc nhéWebsite: https://hocmay.vn/

Liên hệ : lordlonelyfa@gmail.com

Hệ sinh thái Review

  • Bảng Xếp Hạng
  • Tổng Hợp
  • Kiến Thức Công Nghệ
  • Kiến Thức Tài Chính
  • Blog Tử Vi
  • Bảng Màu Son

Bài Viết Nổi Bật

  • Cửa hàng bán nến thơm ở TP HCM
Categories
  • Chưa phân loại
  • Dệt May
  • Địa Điểm
  • Giải Trí
  • Giày Dép
  • Học Tập
  • Kiến Thức
  • Kiến Thức Đan Len
  • Kiến Thức Handmade
  • Kiến Thức May Mặc
  • Kiến Thức Trang Trí
  • Kiến Thức Vải Vóc
  • Kỹ Thuật May
  • Môi Trường
  • Món Ăn Ngon
  • News
  • Phim Hay
  • Sáng Tạo
  • Thời Trang
  • Thư viện
  • Tin Nóng
  • Travel
  • Vẽ Tranh
No Result
View All Result
  • Home
  • News
  • Travel

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.