18 sự thật thú vị về ngành may mặc có thể bạn chưa biết

Dệt may là một trong những hoạt động xa xưa nhất của con người. Từ thời Cổ Đại, con người chỉ  dùng cây cỏ để đan lát thành những mảnh vải che thân, cho đến hàng chục ngàn nguyên liệu mới được phát minh vào thế kỷ 21. Trong suốt qua trình phát triển của ngành dệt may, những điều thú vị luôn ẩn chứa chờ chúng ta khám phá. Dưới đây là những sự thật không phải ai cũng biết về ngành công nghiệp đặc thù này.

Bạn đang xem bài viết: 18 sự thật thú vị về ngành may mặc có thể bạn chưa biết

Sự thật thú vị về ngành may mặc có thể bạn chưa biết

1. Khoảng từ 25,000 đến 30,000 năm trước, chiếc kim may đầu tiên được chế tạo. Vào thời kỳ này, con người mài nhọn xương hoặc răng của động vật, đầu kim được chừa một rãnh nhỏ để luồn sợi.

2. Vương Quốc Anh có truyền thống đội nón vào những dịp trọng đại từ thời Elizabeth I. Vào năm 1571, trong suốt thời kỳ cai trị của bà, luật đã quy định bắt buộc mọi người dân Anh trên 7 tuổi phải đội nón vào chủ nhật. Ngày nay, mặc dù điều luật ấy đã biến mất nhưng vẫn còn được quy định ngầm trong hoàng gia Anh trong những dịp đặc biệt như đua ngựa, tiệc ngoài trời hoặc đám cưới.

XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NGÀNH THỜI TRANG MAY MẶC

3. Vào thời Trung Cổ, người ta dựa vào màu sắc của trang phục để phân biệt tầng lớp và địa vị xã hội. Giới quý tộc sẽ mặc trang phục màu đỏ, tầng lớp lao động thường mặc màu nâu, xám, còn thương nhân, công chức, tiểu tư sản mặc màu xanh lá. Ở Rome, trang phục màu tím thường dành cho hoàng gia và quan tòa.

4. Một chiếc kén tơ tằm sản xuất được trung bình từ 600 đến 800 mét sợi, nhưng để dệt thành 1 sợi tơ lụa, phải mất 4 đến 8 kén. Nói chung, cần khoảng 30.000 con tằm để sản xuất ra 5.5kg tơ

5. Cho đến giữa những năm 1500s, trẻ em không có quần áo riêng mà thường mặc quần áo như người lớn nhưng có kích thước nhỏ

6. Trước những năm 1850s, khoảng 70% phụ nữ phải tự may quần áo cho mình.

7. Chưa có bằng chứng nào về việc ai là người phát minh ra chiếc máy may đầu tiên. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia trong ngành may mặc đã nhận định rằng: Vào năm 1790, Thomas Saint là người đầu tiên được cấp bằng sáng chế một loại máy dùng để may vải da và vải bạt. Mặc dù chiếc máy còn nhiều hạn chế, nhưng máy vẫn được sử dụng phổ biến để may buồm cho thuyền và các sản phẩm khác làm bằng chất liệu thô và cứng.

Xem thêm bài viết: sắp xếp và bảo quản vải thừa

8. Từ khi máy may xuất hiện, điều này hẳn là một phép màu đối với phụ nữ. Thay vì trước những năm 1860, người phụ nữ mất 14 tiếng để may một cái áo. Ngược lại, với một máy may, thời gian thực hiện giảm đáng kể, chỉ còn 1 tiếng 15 phút. Khoảng thời gian này cũng là lúc phụ nữ bắt đầu thành lập cộng đồng may vá. Đây là nơi họ cùng nhau sản xuất chăn mền để bán ở các hội chợ của nhà thờ.

9. Chiếc máy may đúc bằng gang Singer là một trong những loại máy móc bền nhất trong lịch sử phát minh của thương hiệu này. Singer lo rằng thị trường sẽ trở nên bão hòa khi loại máy may “bền bỉ qua thời gian” này được truyền qua nhiều thế hệ, không tạo cơ hội cho những mẫu mã mới lên ngôi. Vì vậy, Singer đã có chương trình mua lại sản phẩm cũ và đập vỡ chúng để làm chúng biến mất khỏi thị trường.

10. Khái niệm về size chưa hề tồn tại trước năm 1863. Phụ nữ thường tháo rời quần áo cũ của mình và giữ làm cơ sở để điều chỉnh kích thước vừa vặn cho mọi người trong gia đình, từ trẻ sơ sinh đến người lớn

11. Napoleon Bonaparte ra lệnh gắn các nút bấm vào tay áo khoác để ngăn những người lính lau nước mũi bằng tay áo của họ.

12. Sở dĩ hàng nút của phụ nữ ở phía bên trái vì từ thời xa xưa khi chiếc áo có gài nút đầu tiên xuất hiện, người thợ may cố tình kết nút ở bên trái để giúp người hầu mặc áo cho phụ nữ giàu có được thuận tiện hơn.

13. Dây kéo được phát minh vào năm 1893 để tối ưu thời gian gài nút giày. Loại dây kéo này sớm phổ biến ở tất cả mặt hàng may mặc, bao gồm quần và váy.

14. Một trang phục hoặc sản phẩm may mặc chỉ được xem là cổ điển khi chúng được tạo ra cách đây từ 20 đến 100 năm. Từ “Retro” dùng để chỉ quần áo, phụ kiện mô phỏng họa tiết hoặc phong cách cổ điển của những giai đoạn khác nhau.

Tìm Hiểu Top 5 Công Ty Xuất Khẩu May Mặc Hàng Đầu Việt Nam

15. Thiết kế suit đầu tiên dành cho nữ giới được tạo ra bởi Coco Chanel vào năm 1923. Bà đã kết hợp áo khoác len hình hộp với các nút vàng, váy dài đến đầu gối và dây chuyền ngọc trai to bản.

Xem thêm bài viết: ngành công nghiệp thời trang

16. Chỉ trong thế kỷ thứ 20, hơn 4000 loại máy may được sáng chế. Những năm 1950 được xem như là thời kỳ vàng son của ngành may mặc, vì con người tập trung hơn vào chất lượng của đường may và chịu ảnh hưởng bởi phong cách thời trang của các ngôi sao Hollywood.

17. Ngành thời trang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nền kinh tế. Trong những năm 1930 và 1940, sau khi thị trường chứng khoán sụp đổ, hàng may mặc được thiết kế để trở nên tiện dụng và tiết kiệm nguyên liệu hơn. Đến năm 1950, thời kỳ bùng nổ kinh tế, những trang phục cao cấp, váy bông, áo len và các mặt hàng xa xỉ khác trở nên phổ biến. Vào những năm 1980, khi nền kinh tế khởi sắc một lần nữa, ngành may mặc lại một lần nữa thể hiện vai trò lớn trong thời trang.

Tip] Tái chế vải thừa, tận dụng quần áo cũ để tạo nên những món đồ trang trí mới với 5 cách sau – Homenay có gì ?

18. Gần 40% sản phẩm may mặc bán ở Hoa Kỳ được nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngành công nghiệp dệt may ở Trung Quốc cũng là 1 trong top 3 quốc gia sử dụng lãng phí nguồn nước nhất vào mỗi năm.

Tổng kết

Hocmay.vn đã tổng kết 18 sự thật thú vị về ngành may để gửi tới bạn đọc, hy vọng bài viết sẽ giúp ích được nhiều kiến thức mới mẻ cho mọi người

Rate this post

Bài viết liên quan