Chỉ cần dành chút thời gian mẹ có thể tự tay tạo nên những món đồ chơi cho bé vừa đáng yêu, xinh xắn lại an toàn. Với những hướng dẫn dưới đây, Hocmay hy vọng có thể giúp mẹ có thêm nhiều ý tưởng để sáng tạo những cách làm đồ chơi bằng vải độc đáo dành tặng bé yêu nhé.
Bạn đang xem bài viết: Làm đồ chơi bằng vải – Mẹ khéo tay hay làm
Loại vải được sử dụng làm đồ chơi cho bé
Vải nỉ thường được ѕử dụng để làm đồ handmade là loại ᴠải nỉ mỏng, có độ co dãn rất tốt, độ đổ lông nhẹ. Vải nỉ thấm nước cực ít, không phân 2 mặt trái phải nên rất được ưa chuộng trong làm đồ handmade, dễ làm – dễ làm ѕạch – độ bền cao. Chúng ta có thể maу gấu bông, quần áo, găng taу, mô hình đồ chơi đơn giản cho bé, ᴠ.ᴠ.. Bài ᴠiết hôm naу tôi ѕẽ giới thiệu một ѕố cách làm đồ chơi mầm non bằng ᴠải nỉ. Mời các mẹ cùng đọc ᴠà thực hành theo nhé!
Làm quả bóng đồ chơi từ quần áo cũ
Những quả bóng vải nhiều màu sắc chắc chắn sẽ khiến cho trẻ thích thú. Trẻ có thể tự chơi đùa với quả bóng, tập bò theo bóng. Thay vì mua các loại đồ chơi cho bé bằng nhựa trên thị trường vừa không thân thiện với môi trường lại không chắc an toàn. Chỉ cần dành chút thời gian mẹ cũng có thể tự làm món đồ chơi này dành tặng bé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Vải thừa hoặc quần áo cũ (nên chọn nhiều loại vải khác nhau để tạo nên quả bóng nhiều màu sắc)
- Kim, chỉ, kéo, máy khâu (nếu có)
- Bìa cứng
- Bông
- 1 quả chuông nhỏ
Cách làm
Bước 1: Mẹ vẽ một hình ngũ giác lên bìa cứng để làm mẫu. Kích thước thì tùy ý làm sao để phù hợp với tầm tay và kích thước của trẻ là được. Sau đó cắt rời.
Bước 2: Gấp đôi mảnh vải rồi đặt hình lục giác lên trên (như vậy sau khi cắt mẹ sẽ có hai hình ngũ giác có màu giống nhau). Sau đó, giữ chặt bìa và vải rồi cắt theo miếng bìa. Hoặc mẹ dùng phấn may kẻ đường vạch trên vải theo hình ngũ giác để cắt được chính xác bởi vì càng chính xác bóng càng căng tròn. Nếu có máy vắt sổ, mẹ có thể may các viền vải để không bị sổ.
Bước 3: Bắt đầu may hoặc khâu hai miếng vải ngũ giác khác màu lại với nhau. Mẹ nhớ may mặt phải vào trong nhé.
Bước 4: Tiếp tục úp mặt phải của một miếng vải ngũ giác khác màu vào giữa hai miếng vừa may (tạo nên hình kiềng 3 chân) rồi may chúng lại với nhau. Mẹ nên kiểm tra xem đã đặt khít các cạnh hay rồi mới may nhé. Mẹ chú ý không may hết phần vải của các cạnh hình lục giác. Khi may nên để cho các đường chỉ gặp nhau ở điểm cách các đỉnh lục giác chừng 1cm.
Bước 5: Theo cách may ở bước 4, mẹ hãy may liền 5 hình lục giác xung quanh một hình lục giác ở giữa. Khi đó 6 hình lục giác đó sẽ tạo thành nửa quả bóng.
Bước 6: May nửa quả bóng còn lại tương tự như những bước trên.
Bước 7: May hai nửa quả bóng vào với nhau. Mẹ đặt mặt phải của hai nửa úp vào nhau sao cho đỉnh của các hình lục giác của 2 nửa tiếp giáp với nhau. Rồi may ráp các cạnh sát nhau cho đến cạnh cuối cùng thì dừng lại (để còn lộn bóng ra mặt phải).
Bước 8: Lộn bóng ra mặt phải và bắt đầu nhồi bông vào trong. Mẹ chú ý nên nhồi nhẹ tau từng chút một để bóng vừa nhẹ vừa tròn đều.
Bước 9: Để quả bóng trở nên đặc biệt, mẹ thêm 1 chiếc chuông nhỏ vào trong bóng để khi bé chơi bóng sẽ phát ra những âm thanh leeng keeng nghe vui tai, khiến trẻ thích thú. Cuối cùng mẹ may kín khe hở lạ bằng mũi khâu giấu chỉ hoặc khâu lược.
Tén ten, hơi vất vả một chút những cuối cùng thành quả sẽ khiến các mẹ hài lòng đấy ạ. Quả bóng đồ chơi cho bé này rất dễ dùng, bố mẹ có thể cùng chơi ném bóng, lăn bóng hoặc đá bóng với trẻ để trẻ phát triển các giác quan.
Cách làm đồ chơi mầm non trò chơi câu cá từ vải nỉ.
XEM THÊM: Cách làm đồ chơi từ ly nhựa siêu đơn giản và xinh xắn
Chuẩn bị- Keo sữa- Chỉ thêu- Ghim- Các tấm vải nỉ nhiều màu- Kéo- 1 chiếc đũa- 1 đoạn dây thừng nhỏ- Thỏi nam châm béCách làm+ Bước 1: Vẽ các sinh vật biển bất kỳ lên giấy để làm mẫu (nên vẽ các sinh vật kích thước khoảng 10 – 12cm) . Tôi chọn một con cá, rùa, cá ngựa, sứa và sao biển.
+ Bước 2: Ghim các mẫu đã vẽ trên giấy vào tấm vải nỉ và cắt 20 hình để tạo ra 10 sinh vật biển có màu tương phản (hoặc số lượng tùy ý).
+ Bước 3: Để làm con sứa, cắt các dải màu khác nhau làm xúc tu và dán keo vào bên trong tấm vải có hình dạng cơ thể sứa. Đối với rùa, cắt cơ thể từ miếng vải màu nâu và mai rùa từ miếng vải màu xanh lá cây.
+ Bước 4: Ghim và khâu từng cặp lại với nhau. Bạn có thể khâu tay hoặc khâu bằng máy may (nếu có).
+ Bước 5: Dán lên đỉnh của mỗi sinh vật biển một thỏi nam châm sau đó tô điểm cho các con vật bằng các mảnh vụn của vải nỉ để tạo ra khuôn mặt và vây.
+ Bước 6: Đối với cần câu, buộc dây quanh mép nam châm để cố định nam châm. Cắt hai hình giọt nước đủ lớn để che nam châm. Đổ keo lên một mảnh và gắn dây cùng nam châm, sau đó úp mảnh còn lại lên. Chừa ra 1 đoạn dây vừa đủ tầm tay của bé rồi buộc vào chiếc đũa.
Thêm chút keo để dán chặt sợi dây, sau đó cắt bỏ bớt phần bị thừa.
Bây giờ thì đi câu cá thôi nào, xem ai câu được nhiều cá hơn nha!
Làm thỏ bông từ tất cũ
Từ những chiếc tất cũ hoặc những chiếc tất đi lạc (chỉ còn 1 bên) mẹ hoàn toàn có thể tận dụng để làm những con thỏ bông xinh xắn cho trẻ với hướng dẫn dưới đây của EM.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Tất bông tùy màu sắc
- Chỉ khâu cùng màu với chiếc tất
- Kim khâu, kéo
- Chỉ thêu màu đen
- Bút đánh dấu màu hồng
- Quả cầu len, ruy băng.
- Bông để nhồi
Cách làm
Bước 1: Lộn mặt trái tất và đặt nó lên một mặt phẳng. Xoay phần gót tất đối diện với mẹ. Dùng thước đánh dấu phần giữa của tất và cắt từ đầu tất đến gần phần gót tất.
Bước 2: Làm tai thỏ bằng cách cắt một đường chéo từ đường vừa cắt ra giữa nửa phần tất để tạo thành 2 hình tam giác.
Bước 3: Dùng chỉ cùng màu khâu phần vừa cắt từ đỉnh tai bên phải sang đến hết đỉnh tai bên trái. Ở giữa hai tai bạn khâu một vài mũi đôi. Sau đó lộn mặt phải chiếc tất ra, dùng tay làm phẳng các mép tai thỏ.
Bước 4: Sau đó mẹ dùng bông nhồi chặt vào phần thân tất (không nhồi bông vào hai tai thỏ) để tạo thành cơ thể thỏ. Mẹ nên nhồi nhẹ nhàng và nắn sao cho tạo thành cơ thể hình bầu dục. Rồi cắt bỏ phần tất bị thừa.
Bước 5: Tiếp tục khâu phần dưới thân chú thỏ lại, mẹ khâu một mũi duy nhất ở giữa 2 mép tất đối diện, kéo chặt chúng lại rồi khâu thêm mấy vòng nữa cho chắc. Sau đó, khâu tiếp một mũi ở giữa 2 mép tất còn lại tạo thành hình bông hoa và khâu tiếp mấy mũi nữa như nửa trước.
Bước 6: Gấp các cạnh thô của hình bông hoa vào trong và khâu chúng lại.
Bước 7: Khâu tai thỏ lại với nhau bằng cách khâu 1 đường từ bên này sang tai bên kia sao cho mũi khâu phải đi qua cả mặt trước và mặt sau của tai. Rồi kéo chặt sợi chỉ lại để hai tai kéo sát lại gần nhau rồi thắt nút lại.
Bước 8: Dùng chỉ đen khâu hai hình tròn tào thành mắt thỏ trên thân tất. Tiếp tục khâu miệng thỏ hình dấu nhân ở bên dưới phần giữa hai mắt.
Bước 9: Bây giờ mẹ chỉ việc trang trí thêm cho chú thỏ trở nên đáng yêu thôi. Mẹ dùng bút màu hồng vẽ vòng tròn trên má thỏ. Rồi gắn quả cầu len nhỏ vào mặt sau để làm đuôi thỏ. Dùng dây ruy băng thắt thành hình nơ và gắn lên tai thỏ là xong.
Chỉ từ những chiếc tất “đi lạc” mẹ với một chút khéo tay mẹ đã có thể tạo nên những chú thỏ đồ chơi đáng yêu cho bé rồi.
Cách làm đồ chơi mầm non con rối điều khiển bằng tay từ vải nỉ.
Chuẩn bị-
Vài tấm vải nỉ màu sắc sặc sỡ- Vài đôi mắt nhựa- Các mảnh mẫu phác họa trên giấy- Kéo, ghim- Chỉ thêu- Keo sữaCách làm
+ Bước 1: Đầu tiên cắt các miếng của từng bộ phận con rối (kích thước tùy bạn thích và hình dáng có thể tham khảo ở hình dưới)Các từ tiếng anh trong hình tương ứng với bộ phận:- Inside of mouth: ở bên trong miệng- Bottom of mouth: phần ở dưới miệng- Eye/ear pieces: các mảnh của mắt, tai- Forehead: phần trán- Body of puppet: phần thân của con thú- Back of head: phần sau đầu- Top of mouth: phần trên miệng
+ Bước 2: Khâu phần phía trước của đầu. Mặt trước của đầu bao gồm ba mảnh. Đặt hai mặt phải với nhau và may. Sau đó đặt cái thứ ba lên, cạnh phải và khâu lại.
+ Bước 3: Đặt phần trán sang một bên. Ghép 2 mảnh tai và khâu chúng lại với nhau. Lý do tôi sử dụng hai miếng cho mỗi tai là để làm cho cứng hơn, để chúng dựng thẳng đứng tốt hơn.
+ Bước 4: Ghim phần tai vào vị trí phần đầu (giống hình dưới) rồi may lại.
+ Bước 5: Ghim đỉnh đầu (giống hình dưới) và khâu phần mép lại với nhau.
+ Bước 6: Khâu phần dưới miệng vào phần bên trong miệng (theo đường màu trắng hình dưới)
+ Bước 7: Tiếp theo, đặt hai phần mặt phải với nhau, ghim mặt trong của miệng vào phần trên miệng. May lại.
+ Bước 8: Hãy chắc chắn rằng tai của con rối được giấu vào bên trong, ghim phần mặt sau của đầu với phía trước đầu và khâu lại (theo đường màu trắng hình dưới).
+ Bước 9: Khi bạn hoàn thành khâu phần đầu, con rối của bạn sẽ trông như thế này:
+ Bước 10: Khâu phần cơ thể con rối (theo đường màu trắng phía dưới hình).
+ Bước 11: Đặt phần đầu vào bên trong của phần thân. Hãy chắc chắn rằng phần miệng được giấu vào bên trong, xếp các cạnh bên ngoài với mép của ống. Cố gắng nối các đường may của cơ thể với phần giữa phía sau đầu.
+ Bước 12: Sẽ có một chút xê dịch khi may, vì vậy hãy điều chỉnh lại khi cần thiết. Bạn có thể may tay hoặc may máy.
+ Bước 13: Nhét một ít bông vào phần trán của con rối, phần miệng bạn để trống nhé, vì đó là nơi dành cho bàn tay chúng ta đấy.
+ Bước 14: Dùng keo sữa hoặc súng bắn keo (nếu có) dán mắt vào đúng vị trí (hình dưới).
Xong! Đây là kết quả sau một hồi vật lộn với vải vóc và kim khâu đây ạ!
Không gì hạnh phúc bằng tự tay làm ra những món đồ xinh xắn từ đồ cũ, đáng lẽ nó bị bỏ đi thì bạn lại tạo ra giá trị sử dụng tuyệt vời cho nó. Kho tàng kiến thức làm đồ handmade luôn sẵn sàng chờ bạn trong chuyên mục Kiến thức Handmade, nhanh tay để trở thành phiên bản khéo tay nhất của bạn nào!
Tổng kết
Chỉ cần tận dụng quần áo cũ cùng một chút khéo léo mẹ đã có thể tạo ra những món đồ chơi cho bé vừa xinh xắn lại an toàn và thân thiện với môi trường. Còn chần chờ gì mà không thử làm ngay mẹ nhỉ? Đừng quên chia sẻ thành quả dưới đây cùng Hocmay nhé! Chúc mẹ thành công!