Lai áo là đường viền của vạt áo được may cuốn vào trong. Đây là một chi tiết rất quan trọng không chỉ giúp chiếc áo trở nên chuẩn form và cứng cáp hơn, mà còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ nữa. Do đó việc lên lai áo thun là rất quan trọng. Hiện nay đa số các sản phẩm thời trang đều được lên lai sẵn khi sản xuất, tuy nhiên có một số loại thì không, hoặc bị hư hỏng trong quá trình sử dụng. cùng tham khảo bài viết dưới đây của Hocmay nhé
Bạn đang xem bài viết: Nguyên tắc chung khi may lai
Hiểu đúng về lai áo
- Nguyên tắc cơ bản của các loại lai là: luôn chừa 2 inch may lai để trang phục được giữ phom dáng chuẩn. Tuy nhiên đối với váy xòe thì đường lai 2 inch lại phá hỏng dáng váy khi mặc vì lúc này lai váy dài hơn so với khu vực gấp lai vào, nếu gấp 2 inch và may thì vải sẽ bị dồn lại, làm mất giá trị trang phục.
- Một số loại vải do cấu trúc sợi dệt có thể không cần may lai mà xả lai tự nhiên, ví dụ chất vải kate nỉ lông cừu, nói chung là các loại vải dệt thoi (woven). Sợi vải càng thưa, việc may lai càng dễ vào nếp và êm mặt vải.
Lựa chọn độ rộng lai thích hợp cho mỗi loại trang phục
- Việc đầu tiên cần làm là quyết định độ dài lai áo và độ rộng của lai, rồi đánh dấu vị trí gấp lai vào. Đánh dấu liên tục sao cho các dấu nằm trên cùng một đường thẳng.
- Gấp lai theo đường dấu vừa vẽ, ghim bằng kim lại.
- Đối với lai áo (hoặc lai váy) với nhiều đường cong, ví dụ lai ngắn ở phía trước và dài ra ở phía sau, bạn sẽ cần thu hẹp độ rộng lai thông thường để may lai cuốn. Lai vắt sổ phải được may cuộn vào sao cho người ngoài nhìn vào không thấy đường chỉ zig zag mới đạt yêu cầu. Thông thường vải may váy là các loại vải mỏng như lụa, chiffon, voan,.. khi may lai bạn có thể chừa ½ inch đường may là phù hợp để duy trì hình dáng của váy, vẫn tạo cảm giác mềm mại hòa hợp với chất vải khi người mặc di chuyển.
- Đối với các dạng áo váy suôn thẳng, không xòe lai, thì khi may lai 2 inch, độ nặng của lai sẽ phần nào giúp trang phục đứng phom khi treo hoặc khi mặc. Một lưu ý khi may lai 2 inch, bạn nên may vắt ở mặt trái vải để chỉ may không lộ ra bên ngoài.
Xem thêm bài viết: tài liệu kỹ thuật cho sản phẩm may mặc
Trình tự may lai và hoàn thành sản phẩm
Khi đã quyết định chừa bao nhiêu inch để may lai, hãy đánh dấu đường may ở mặt trong của vải. Bạn sẽ cần phải xem xét phương án may lai sao cho phù hợp: gấp lai vào trong, hay may viền.
Nếu gấp lai vào trong, bạn thực hiện tuần tự các bước sau:
Gấp lai vào trong
- May lược bằng máy may một đường cách mép vải ¼ inch.
- Lật mặt trái mảnh vải lên, gấp vải và miết theo đường vừa may lược phía trên.
- Gấp tiếp 1 khoảng ½ – 1 inch ở phía dưới đường may đầu tiên, dùng kim ghim cố định nếp gấp lại.
- Nhẹ nhàng may một đường thật êm, không nhăn, không vặn.
- Ủi phần lai vừa may, đập bàn ủi gỗ cho đường may nằm phẳng trên mặt vải.
Nếu dùng viền hoặc ren để may lai:
Lai được may viền
- May lược bằng máy may một đường cách mép vải từ 1/8 – ¼ inch.
- Ghim hoặc may lược đường lai cách đường vừa may từ ¾ – 1 inch.
- Nhẹ nhàng kéo thả đường may máy sao cho đường lai được êm, không gợn sóng.
- Khi bạn đã hài lòng với đường may lai, bắt đầu may viền lai vào mép vải.
- Sau đó, gập viền vào và may thêm một đường mí ngay mép ngoài vải viền.
Nếu lai có vắt sổ hoặc cuốn biên:
May lai cuốn với các chất liệu vải mỏng
- May lược bằng máy một đường cách mép vải từ 1/8-1/4 inch.
- Ghim hoặc may lược đường lai cách đường vừa may từ ¾ – 1 inch.
- Tương tự với 2 trường hợp trên, nhẹ nhàng kéo thả đường may sao cho đường lai được êm, không gợn sóng.
- Khi bạn đã hài lòng với đường may lai, bắt đầu vắt sổ ở mép vải.
- Sau đó, gập lai vào và may một đường, hoàn thành sản phẩm.
Xem thêm bài viết: phương pháp nhuộm tự nhiên
Khi nào cần dùng viền để may lai?
Viền để may lai hoặc ren may lai dễ dàng tìm mua ở các chợ bán nguyên phụ liệu, nếu ở Sài Gòn, bạn có thể đến chợ Đại Quang Minh để mua. Nếu có thời gian, bạn có thể tự làm viền từ các khúc vải dư, hoặc từ chính khúc vải đang may trang phục.
Bạn sẽ cần dây viền để may lai trong những trường hợp sau:
- Vải quá dày. Với vải dày, nếu cuốn 2 lần vải khi may lai, phần may sẽ bị bung hoặc lật hẳn mặt trong vải ra ngoài. Lúc này bạn sẽ cần thay thế bằng dây viền mỏng, nó sẽ cố định phần lai và không gây cộm ngứa cho người mặc.
Vải dày khi may lai nếu không khéo sẽ bị lật, vì thế nhiều trường hợp bạn cần may viền lai.
- Thiếu vải hoặc cắt thiếu phần chừa lai. Bạn sẽ không còn phải lo lắng khi cắt bị thiếu vải phần lai nữa, hãy dùng vải viền hoặc đắp dây ren để xử lý thật khéo nhé.
- Mặt vải có nhiều chi tiết gây ngứa như kim sa, kim tuyến. Nếu gấp mặt phải vải vào trong để may lai, phần vải này sẽ cọ xát với da người mặc, gây cảm giác khó chịu. Vì thế trường hợp này bạn nên may viền lai bằng một chất vải mềm mại để trang phục vẫn đẹp và dễ mặc.
Vải có nhiều chi tiết gây ngứa ở mặt phải thì nên may viền lai
Tổng kết
Có thể nói, may vá cần sự tỉ mỉ trong mọi công đoạn, từ lúc cắt vải cho đến bước may lai hoàn thiện sản phẩm. Hiểu rõ Kiến thức may mặc khi may lai áo, lai váy, bạn sẽ thực hiện được những sản phẩm đẹp, đạt chuẩn mà không cần đi học ở trung tâm dạy cắt may nào.
Chúc bạn may vá thành công!