Quy Trình Sản Xuất Quần Jean mới nhất 2022

Quy Trình Sản Xuất Quần Jean mới nhất 2022Quần jean là trang phục được sử dụng rất rộng rãi, thích hợp cho mọi đối tượng, từ nam nữ, người lớn cho tới trẻ em. Quần jean tạo sự thoải mái cho người mặc, đồng thời tạo nên phong cách thời trang cổ điển hoặc cá tính, năng động. Tuy nhiên, sản xuất quần jean trải qua rất nhiều công đoạn phức tạp do vải jean là chất liệu đòi hỏi qua nhiều quá trình xử lí. Hãy cùng Học May tìm hiểu rõ hơn về quy trình này nhé!

Vải JEANS

Jeans là trang phục được sử dụng rất rộng rãi, thích hợp cho mọi đối tượng, từ nam nữ, người lớn cho tới trẻ em. Jeans tạo sự thoải mái cho người mặc, đồng thời tạo nên phong cách thời trang cổ điển hoặc cá tính, năng động. Tuy nhiên, sản xuất quần jeans trải qua rất nhiều công đoạn phức tạp do vải jean là chất liệu đòi hỏi qua nhiều quá trình xử lí.

Quá trình sản xuất bắt đầu từ bằng việc tỉa hái và xử lý bông (cotton). Cotton sau khi được hái từ vườn được đóng thành từng kiện, hút chân không rồi sau đó được chuyển về nhà máy để làm sạch, gỡ rối, chải thành từng sợi rồi lại đóng thành từng miếng để đưa vào máy kéo thành sợi. Các sợi cotton sau đó được đem một phần đi nhuộm xanh bằng chàm tổng hợp. Người ta thường nhuộm nhiều lần để màu bền hơn. Tiếp đó, người ta mang cả sợi trắng lẫn sợi vừa nhuộm, đem dệt thành tấm vải denim bằng công nghệ dệt chéo, với tông màu chủ đạo là xanh chàm.

Xem thêm: Mẹo giúp bạn nhận biết một số loại vải trong vòng 5 phút

DENIM

Denim sau khi hoàn thiện được đem trải phẳng và căng, thành nhiều lớp xếp lên nhau. Sau đó, người ta thiết kế các bộ rập tùy theo từng mẫu jeans, gồm nhiều chi tiết như thân quần trước, sau, túi đồng hồ, túi hậu, đề-cúp,… để lên sơ đồ rồi đưa vào máy cắt. Mỗi loại vải denim đều có bộ rập khác nhau do độ co rút các sợi khác nhau của từng loại vải.

Cán bông để sản xuất quần jeans

Quá trình sản xuất quần jean bắt đầu từ việc cán bông. Bông được thu hoạch từ cánh đồng và được xử lý rồi đóng thành kiện. Các kiện bông này được chở tới nhà máy để tháo dỡ và tách thành các búi nhỏ. Các búi bông nhỏ này sau khi được kiểm tra sẽ được chuyển tới bộ phận chải để làm sạch các tạp chất, gỡ rối và làm thẳng sau đó được tập hợp lại thành các miếng bông nhỏ hơn. Tiếp đó các miếng bông nhỏ này được đưa tới máy kéo sợi để kéo và xoắn thành sợi bông. Một số sợi bông sẽ được nhuộm màu chàm (có thể nhuộm vài lần để giúp cho màu được bền) và một số sợi không được nhuộm để giữ màu trắng nguyên thủy.

Dệt sợi để sản xuất quần jeans

Sau khi quá trình nhuộm sợi kết thúc, sợi bông sẽ được phủ một lớp hồ mỏng (một dạng tinh bột) để tăng độ bền và trở nên cứng hơn. Sau đó, sợi nhuộm và sợi màu trắng được dệt trên thoi dệt lớn để tạo thành vải làm quần jean trong đó các sợi màu xanh tạo thành các sợi dọc rất sát nhau còn sợi trắng tạo thành các sợi ngang và kết quả là vải sau khi được dệt xong có màu xanh. Vải thuộc loại này được gọi là denim. Sau khi được dệt xong, vải denim sẽ được hoàn thiện bằng cách chải để loại bỏ chỉ thừa và xơ vải để giúp vải không bị xoắn và co. Vải denim sau khi hoàn thiện được xếp thành nhiều lớp (thông thường là 100 lớp) dày và được cắt theo thiết kế có sẵn để tạo ra các bộ phận của quần jeans.

Hoàn thiện quần JEANS

Thợ may sẽ đưa từng chi tiết của quần jeans may thành thành phẩm theo một dây chuyền nhất định. Sau khi quần jeans được may thì sẽ được đem đi giặt (wash), mài thời trang, nhuộm phủ màu,… Máy giặt jeans là máy giặt công suất rất lớn, với nước giặt là các loại hóa chất khác nhau để làm mềm vải. Đặc biệt, để jeans có độ sờn và mòn, người ta thường giặt quần jeans với đá (wash đá).

Những viên đá to sẽ khiến jeans có độ mài sờn không đều, tạo ra jeans màu loang cá tínhJeans sau khi wash với máy giặt công suất lớn rất dễ bị rách, hoặc bục chỉ nên khâu kiểm soát chất lượng là rất quan trọng. Công nhân sẽ kiểm tra các lỗi hay mắc phải và sửa lại nếu được. Các quần mắc lỗi không sửa được sẽ bị tiêu hủy.

Sau khi kiểm tra, rà soát chất lượng, jeans được đưa lại về nhà máy để hoàn thiện. Tại đây, jeans được đánh mắt khuy, đóng nút cửa, nút con, may mạc và ủi phẳng. Sau khi được kiểm tra chất lượng, jeans hoàn thiện được đóng bao bì, gắn mác và đưa đi bán.

Để mang đến những chiếc quần jeans tiện dụng, phong cách đến tay người tiêu dùng, các nhà sản xuất luôn phải tuân theo những quy định khắt khe từ khâu chọn nguyên vật liệu ban đầu cho đến khâu đóng gói thành phẩm cuối cùng.

Rate this post

Bài viết liên quan